Thời gian qua, các thế lực thù địch cho rằng,
không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng còn cao
giọng rằng, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố
đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế
thị trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục;
nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát
triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Những
luận điểm sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp tâm xuyên tạc đường lối
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; gây
tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ phận cán bộ, đảng viên,
quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận thức, tư tưởng
trong Đảng và trong xã hội. Họ đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn vô căn
cứ, đòi Đảng ta muốn phát triển kinh tế, phát triển đất nước phải từ bỏ con
đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản; gây
ra sự thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta cần
nhận thức rõ:
Thứ
nhất, nguồn gốc và bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa,
các phạm trù (giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ), quy luật (giá trị, cạnh
tranh, cung - cầu) của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh
tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ
nghĩa tư bản sử dụng để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Ngày
nay, nền kinh tế thị trường của các nước tư bản phát triển trên thế giới đều là
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, vừa có sự điều tiết bởi “bàn
tay vô hình”, vừa có điều tiết bởi “bàn tay hữu hình”. Kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước ở các nước trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau, tùy
thuộc vào mức độ can thiệp của nhà nước.
Thứ
hai, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không phải là
sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường
làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình. Đến nay, trên thế giới
đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển như:
kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị
trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển… dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng
xã hội. Đây là xu hướng tiến bộ, là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội trong
lòng các nước tư bản phát triển. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, mô hình này sử dụng cả kinh tế thị trường và cả kinh tế tư bản chủ nghĩa để
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Thứ
ba, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhất là ở các
nước phát triển hiện nay, nhà nước tạo khung pháp luật cho cạnh tranh; bảo vệ,
thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa, hạn chế độc quyền cản trở
cạnh tranh và chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh; điều tiết và
giải quyết các thất bại của thị trường. Có thể khẳng định, trong tất cả các nền
kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay, đều có hoạt động của các quy luật
kinh tế thị trường và có vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước vừa bảo đảm,
tôn trọng, tạo môi trường hoạt động cho các quy luật kinh tế thị trường; vừa
hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực, tự phát do các quy luật kinh tế thị
trường.
Thứ
tư, thực tiễn quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường
hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế như: đa dạng các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà
pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống thị
trường phát triển ngày càng đồng bộ; vai trò của Nhà nước về quản lý kinh tế đã
đổi mới, quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
sử dụng nguồn lực kinh tế của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục
khuyết tật của cơ chế thị trường.
Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm,
đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đại hội
XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực
hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ
rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày.
Với cách
nhìn toàn diện, hệ thống, khách quan, khoa học và thực tiễn qua gần 40 năm đổi
mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng
bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét