Tham nhũng là hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu. Phản ứng đối với
tham nhũng mang tính xã hội rộng lớn ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, dân tộc. Một nhận thức chung về tham nhũng
được đa số thừa nhận, đó là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với
sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không
phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém
phát triển. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất
không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực
hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao
phó. Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực
hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi
cho riêng cá nhân.
Thông thường, những kẻ tham nhũng được coi
là những kẻ tham ô và ngược lại, bởi giữa hai hành vi tham nhũng và tham ô đều
có điểm giống nhau ở chủ thể thực hiện hành vi và mục đích của hành vi. Nghĩa
là cả hai hành vi này đều do những kẻ có quyền, hay lợi dụng công vụ để trục
lợi bất chính. Theo Từ điển tiếng Việt (của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản
Đà Nẵng ấn hành năm 2002), tham nhũng là “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”, tham ô là “Lợi dụng quyền hạn và chức trách để ăn cắp
của công”. Trên thực tế, nếu so sánh với hành vi tham ô, thì thủ đoạn,
cách thức tham nhũng lại kín kẽ hơn, tinh vi hơn, xảo trá hơn, và, phạm vi, quy
mô tham nhũng cũng có mức độ rộng hơn, gây hậu quả trầm trọng hơn rất nhiều.
Tham nhũng hiện không chỉ dừng lại ở hành vi của một cá nhân có chức quyền, mà
đâu đó còn là hành vi của cả một tập thể ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị - những
người có quyền hạn và có cả “ô dù” che chắn từ cấp cao hơn. Có những hành vi
tham nhũng không chỉ ngấm ngầm trong nội bộ một cơ quan, đơn vị mà còn là sự
cấu kết một cách có tổ chức, có liên kết với một vài cơ quan, đơn vị khác. Hành
vi tham nhũng không chỉ thường hoành hành ở lĩnh vực kinh tế, như trong quản
lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản
lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước,... mà điều đáng quan ngại là nó còn len lỏi
cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, ở cả trong các lĩnh vực vốn được coi
trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ
thiện,… Nếu chỉ nói riêng những thiệt hại to lớn về kinh tế cho nền kinh tế
quốc dân (ấy là còn chưa nói tới những hậu quả khôn lường về chính trị, xã hội
và tư tưởng trong đời sống xã hội) do những kẻ tham nhũng gây ra thì cũng đã là
căn cứ đầy đủ để nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chính thức
ghi tội danh tham nhũng vào Bộ luật Hình sự của mình.
Thực tiễn 30 năm thực hiện cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta tăng
trưởng ở nhịp độ khá nhanh nhưng mặt trái của nó, đã làm tha hóa, hư hỏng không
ít cán bộ, đảng viên (nhất là ở trong lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp). Hằng
năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ tham nhũng, mỗi vụ làm thất
thoát tài sản và vốn của Nhà nước hằng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, nhiều
bị can, (trong đó không ít cán bộ có chức có quyền) đã và đang bị xử lý trước tòa.
Tham ô, tham nhũng là những hành vi cần phải lên án và
phải thường xuyên ngăn ngừa và xử lý cương quyết, kịp thời. Đó là trách nhiệm
không chỉ của riêng các cấp lãnh đạo, của các cơ quan Nhà nước mà còn có trách
nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước sự quyết tâm của toàn Đảng, của toàn
dân trong việc phòng chống tham những hiện nay, lại có những trang blog, những kẻ
lợi dụng vào việc trên để chống phá, nói xấu Đảng, nói xấu cán bộ cấp cao. Một
trong những số đó, phải nói đến trang blog danlambaovn
khi nói về việc Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) bị Bộ Công an bắt giữ về hành
vi mà hắn đã gây ra. Những thông tin Vũ Nhôm bị bắt đã được các phương tiện
truyền thông đưa tin và đó là sự thật, tuy nhiên điều đáng nói ở đây, sau những
thông tin chính thống, blog danlambaovn đã
lợi dụng đưa thêm vào những thông tin hoàn toàn bịa đặt, không có căn cứ, chúng
đã viết: “Phan Văn Anh Vũ được dư luận
biết đến như một ông trùm mafia đỏ tại Đà Nẵng với biệt danh Vũ Nhôm….Vũ Nhôm
tuy bề ngoài là một đại gia bất động sản những thực chất ông còn là một thượng
tá an ninh tình báo thuộc Tổng cục 5. Trong suốt nhiều năm trời, Vũ Nhôm đóng
vai trò đắc lực trong các phi vụ thâu tóm đất đai, rửa tiền cho nhiều tổ chức
mật của bộ máy công an và nhiều lãnh đạo cao cấp trong đảng cộng sản”.
Chúng ta khẳng định lại một lần nữa những dòng được trích dẫn trên của bọn danlambaovn là hoàn toàn bịa đặt, xuyên
tạc. Bởi vì:
Thứ nhất, những người được đứng trong hàng ngũ của
Đảng đều là những người ưu tú nhất, vì thế không thể chỉ nhìn một số cán bộ
biến chất, thoái hóa mà đánh giá, phủ nhận toàn bộ những công lao to lớn của
Đảng trong quá trình lãnh đạo được. Thực tiễn đã chứng minh rất rõ, mà ai cũng
phải thừa nhận về vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt chiều dài lịch sử từ khi
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chỉ có những phần tử, những kẻ cố tình không
chịu hiểu.
Thứ hai, ở Việt Nam tình hình an ninh chính trị xã hội
rất ổn định, điều này không chỉ trong nước đánh giá mà cả trên thế giới đều
phải công nhận. Tuy còn có mặt trái của xã hội nhưng ở Việt Nam không có và
không thể tồn tại những tổ chức mafia.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi những
thế lực phản động luôn muốn tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản thì những kẻ tham nhũng xét ở một góc độ nào đó cũng là tiếp tay cho
các thế lực phản động. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn
luận của nhân dân, nhưng tự do phải trong khuôn khổ pháp luật và phải nói đúng
sự thật. Những bài viết đi ngược lại những quy định, làm ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng, phủ nhận thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều phải bị
lên án. Chúng ta cần có biện pháp cứng rắn hơn với các loại phần tử lợi dụng
các trang blog cá nhân để nói xấu chế độ như blog danlambaovn. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải
luôn cảnh giác, tỉnh táo khi thu thập thông tin, biết chọn lọc đồng thời lên
án, đấu tranh với những thông tin bịa đặt, sai trái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét