Tuyên truyền quan điểm sai trái là một trong nhiều âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, mà bản chất
là nhằm xóa bỏ nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, xã hội; đòi xóa bỏ chế độ XHCN. Đặc
biệt sau khi Đảng và Nhà nước ta triển khai nhiều hoạt động quyết liệt, minh
bạch nhằm phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Các hoạt động chống
phá ngày càng tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng. Một trong những
phương thức hoạt động “diễn biến hòa bình” được các thế lực thù địch tiến hành
đó là thông qua mạng internet nhằm truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng
chính trị, hòng làm tan rã niềm tin,
gây hỗn loạn về chính trị tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để từng bước
đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước
chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với thủ đoạn thâm độc các thế
lực thù địch lợi dụng mạng Internet để tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận
liên quan tới những sự kiện như: Vũ Nhôm bị bắt; Đinh La Thăng bị khởi tố;
Trịnh Xuân Thanh bị bắt ở Đức… Bằng nhiều bài viết xuyên tạc, bịa đặt như: Thư
đầu năm không gửi, trên Trang Dân làm báo VN; …
Có thể thấy rằng, trong thời đại công nghệ thông tin phát
triển không ngừng, việc nắm bắt các thông tin trên internet đang dần trở thành
nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Thông tin được khai thác trên Internet ngày
càng đa dạng, phong phú và đa chiều. Thông qua mạng internet, người sử dụng
được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tính truyền tải
nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, dễ tạo hiệu ứng xã
hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý và kiểm soát. Vì vậy, các thế lực thù
địch đang triệt để lợi dụng internet để truyền bá những thông tin xấu
độc, đăng tải những status với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động,
phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bội nhọ các lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và quân đội.
Thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội
có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo
rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên
internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính
quyền các cấp cần đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, chiến
sĩ thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn,
nội dung thông tin xấu độc, sai sự thật, tính chất nguy hại của nó đối với cá
nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng
lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những
thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Quản lý chặt chẽ, đẩy mạnh
các hoạt động phòng chống sự thẩm thấu của các thông tin, văn hóa phẩm độc hại
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa vào đơn vị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét