Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

88 năm nhìn lại


Phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, mốc son lịch sử sáng ngời, là bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Từ cuối năm 1929 chủ nghĩa tư bản đế quốc lâm vào một cuộc khủng hoảng lớn.Ở Việt Nam lúc này thực dân Pháp ra sức bóc lột, khai thác, tăng thuế nhằm bù đắp thua thiệt do cuộc khủng hoảng gây ra. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động hết sức cực khổ, đặc biệt là công nhân và nông dân. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc. Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở Trung Quốc. Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nhiều tổ chức cộng sản đầu tiên trên đất Nghệ Tĩnh được thành lập. Sự ra đời của các chi bộ cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ mà đỉnh cao là Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Phong trào được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc (ngày 4/8), Nam Đàn (ngày 6/8 và 30/8), Thanh Chương (ngày 12/8), Nghi Lộc (ngày 29/8) và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.Từ tháng 9/1930, các cuộc biểu tình tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, vv.Trong đó ngày 1/9, 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện.Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy, hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lý.

Ngày 5/9 nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân huyện Thanh Chương với khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”. Tiếp đó, trong 2 ngày (5/9 và 7/9) nông dân 2 huyện Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến ngày 11/9 khí thế đấu tranh càng sục sôi khi hàng chục nghìn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Can Lộc,…nổi dậy.

Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9 với  khẩu hiện như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị thiêu rụi hoàn toàn. Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ. Ngày 12/9 đã đi vào lịch sử đấu tranh của cách mạng Việt Nam và trở thành ngày cảm tử, ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh làm cho bộ máy chính quyền Thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống hệ thống Xô viết.Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thủy, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn…Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, Mặt khác phá bỏ chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này. Chính quyền mới ra đời do giai cấp công nhân lãnh đạo thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, tổ chức sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Nguyễn Ái Quốc từng đánh giá: “ Tuy đế quốc đã dập tắt phong trào đó trong bể máu, nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng tháng 8 thắng lợi lớn sau này “.

88 năm đã qua, cao trào cách mạng 1930-193, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử, đây là cuộc tập dượt lớn đầu tiên của quần chúng công - nông ngay sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Thắng lợi lớn nhất của Đảng là đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân ta được tôi luyện, trưởng thành trong cuộc đấu trang quyết liệt với kẻ thù; Khối liên minh công - nông được xây dựng vững chắc; rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng, về kết hợp các hình thức đấu tranh, về quy luật giành và giữ chính quyền. Qua thực tiễn đấu tranh, nhân dân ta càng thấy được bộ mặt thâm độc, tàn bạo của kẻ thù đế quốc, phong kiến. Đồng thời cũng xây dựng và củng cố niềm tin vào việc nhân dân ta đủ khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, xây dựng xã hội mới; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tiền đồ của cách mạng để tiếp tục bền gan vững bước tiến lên. Xô Viết Nghệ Tĩnh khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Nghệ Tĩnh.

Thời gian đã lùi xa nhưng giá trị lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh những năm 30 thế ký XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Ngày nay, tinh thần Xô Viết Nghệ - Tĩnh luôn song hành cùng nhân dân ta vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

1 nhận xét:

  1. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...