Để thực hiện sứ mệnh lịch sử và vai
trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng và xác định đó là nhiệm vụ then chốt, có
ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Đây là bài học kinh
nghiệm lớn, sâu sắc được rút ra trong quá trình hoạt động của Đảng và kinh nghiệm
thực tiễn của nhiều đảng, nhiều nước trên thế giới. Cương lĩnh của Đảng (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam ”
Với tư cách là một Đảng cầm quyền, Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn
về nhiều mặt, để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Cương
lĩnh của Đảng đã chỉ rõ: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị
tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn...”. Đây
là một quy luật phát triển tất yếu, khách quan của Đảng.
Càng
đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
sâu rộng, càng cần phải coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đại hội lần thứ XII
của Đảng nhấn mạnh: “Trong những năm tới,
yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ
phát triển mới đòi hỏi phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng”.
Thực tiễn cho thấy, sau
mỗi kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đều ban hành các nghị quyết, kết
luận về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cho phù hợp với
tình hình.
Do vậy nhất thiết cần phải
đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Cần phải đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Trả lờiXóa