Sự chống phá Việt Nam thông qua chiến lược “DBHB”của
các thế lực thù địch không phải bây giờ mới diễn ra mà âm mưu đó đã có từ lâu.
Một trong những thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “DBHB” của các thế lực thù
địch, phản động hiện nay là, tập trung tác động vào quá trình xây dựng, hoàn
thiện và thực thi pháp luật ở Việt Nam. Sở dĩ đây được coi là hướng tấn công
chủ yếu của “DBHB” đối với cách mạng nước ta, vì nếu thực hiện thành công thủ
đoạn này sẽ làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng
- an ninh, lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi theo kịch bản của chúng. Đối
với Quân đội, chúng đòi “Quốc gia hóa quân đội”, “Luật hóa mọi vấn đề về tổ
chức và hoạt động của Quân đội”, thực chất là nhằm loại bỏ cơ chế lãnh đạo của
Đảng đối với Quân đội, tách Quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, dẫn đến “phi
chính trị hóa”. Trên
trang blog Tiếng Dân, ngày 29/5/2021, đối tượng Huy Đức tá phát bài “Công lý và
một nền tư pháp”, nội dung xuyên tạc nền tư pháp Việt Nam; vu cáo các cơ quan
chức năng “bắt giam và xét xử oan sai cho người vô tội”; bôi nhọ, nói xấu hệ
thống pháp luật Việt Nam; đồng thời kêu gọi thực hiện “tam quyền phân lập”. Xem qua những bài viết ấy
chúng ta có thể thấy ngay rằng, tác giả không dựa trên các nguồn tin chính
thống, đã được kiểm chứng mà dựa vào những thông tin cóp nhặt rồi suy diễn, bóp
méo, xuyên tạc tình hình thực tiễn, quy chụp, phiến diện một chiều, vu khống
Đảng và Nhà nước ta. Điều dễ nhận thấy là việc phát tán các tin tức, bài viết
ấy, họ đều là những kẻ vô luân, vô trách nhiệm hoàn toàn không phải vì đáp ứng
nhu cầu thông tin của bạn đọc, mà thực chất là nhằm mục đích chống phá Việt
Nam, cụ thể là gây mất ổn định an ninh trật tự, kích động, chia rẽ, phá hoại
khối đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu lớn nhất mà họ hướng đến là chia rẽ mối
đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp, tiến
xa hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lật
đổ chính quyền nhân dân.
Đáng tiếc là, thời gian qua, trong nội bộ ta vẫn có
những người chủ quan, mất cảnh giác, thậm chí mất cảnh giác nghiêm trọng trước
âm mưu, hoạt động “DBHB” của các thế lực thù địch, phản động. Có người còn
không tỉnh táo, bị mắc mưu, phụ họa, cổ súy cho những luận điệu của địch đòi
“đa nguyên”, “đa đảng”, đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp; đòi tam quyền phân lập
theo mô hình TBCN, xây dựng “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, “phi
chính trị hóa” lực lượng vũ trang, “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ
toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”,... Trong xây dựng và hoàn thiện pháp
luật, còn có ý kiến thiển cận phê phán, phủ nhận những thành quả của đất nước
và nhân dân ta trên lĩnh vực này; đòi áp dụng rập khuôn những quy định, mô hình
pháp luật của thể chế chính trị tư sản vào Việt Nam,... Rõ ràng, đó là những
biểu hiện của sự giảm sút ý chí cách mạng, mất cảnh giác, không nhận rõ tính
chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn cách mạng mới, không
phân biệt rõ “đối tượng, đối tác”, mơ hồ về tư tưởng chính trị và thủ đoạn nguy
hiểm của kẻ địch. Và, một khi những quan điểm cực đoan của các thế lực thù địch
về “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, “dân chủ”, “nhân quyền”, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quyền của các dân tộc thiểu số được kích động sẽ chuyển thành
hành động chính trị phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ổn định xã hội,
phủ nhận thành quả giành độc lập dân tộc hơn nửa thế kỷ qua của nhân dân ta. Từ
đó, chúng đòi đưa nước ta, dân tộc ta đi theo con đường khác với mục tiêu đã
lựa chọn; làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Với bản chất dân chủ, Nhà nước ta đã tăng cường và mở rộng các
hình thức dân chủ trực tiếp, gián tiếp nhất là cấp cơ sở. Người dân tham gia rộng
rãi và mạnh mẽ vào quản lý Nhà nước và xã hội, tích cực hơn trong việc nắm bắt thông
tin (dân biết), tham gia thảo luận (dân bàn), triển khai (dân làm), kiểm tra,
giám sát (dân kiểm tra) các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế
– xã hội ở địa phương, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, cũng như cơ sở vững
chắc cho việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách và pháp luật của Nhà nước
tại địa phương. Mỗi chúng ta
cần nhận thức rõ: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh
nào, yêu cầu cao nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa vẫn là khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng,
chính quyền và nhân dân. Đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh, nhân tố quyết định
đối với sự trường tồn và phát triển của đất nước chúng ta. Thực tế lịch sử đã
chứng minh không một khó khăn, thử thách nào; không một kẻ thù hung bạo nào có
thể khuất phục được dân tộc Việt Nam. Một trong những nhân tố quan trọng, có
tính quyết định giúp dân tộc ta có được điều ấy chính là tinh thần đại đoàn kết
dân tộc, là sự chung sức – chung lòng nhất nhất triệu người như một vì mục tiêu
lý tưởng chung của cả dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét