Ngày 05/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với
trách nhiệm cá nhân trước vận mệnh quốc gia- dân tộc đã tự nguyện dấn thân vào
một hành trình đầy gian khổ, hiểm nguy để cống hiến sức lực và trí tuệ của mình
cho sự nghiệp vô cùng to lớn là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân . với hành trang ban đầu là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập,
tự chủ người thanh niên ấy đã mang theo nhiều trăn trở suy nghĩ và những câu hỏi
chưa có lời giải đó là: Làm thế nào để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, tự
do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; làm thế nào để khắc phục được bế tắc về con
đường phát triển đất nước mà các bậc tiền bối đang gặp phải? Quá trình đi tìm
đáp án cho những câu hỏi đó đã hình thành ở Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc một
hệ tiêu chí cho mọi hoạt động chính trị sau này. Đó là, chỉ tiếp thu những gì
có thể thỏa mãn được nguyện vọng thiết tha của Người là “ làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn, áo măc, ai cùng được học hành”
Sự nhất quán về mục tiêu, lý tưởng đã đưa người Nguyễn
Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác- Leenin một học thuyết chính trị cách mạng,
khoa học nhất của thời đại và đến với cách mạng tháng Mười Nga – một cuộc cách
mạng thành công nhất trong lịch sử đấu tranh vì quyền con người, vì dân sinh,
dân chủ của nhân dân lao động toàn thế giới. Cuojc gặp gỡ đó là một tất yếu về
sự thống nhất giữa những giá trị nhân văn, nhân đạo mà nhân loại đã tạo ra và
phẩm chất nhân cách của Nguyễn Tất Thành- một mẫu mực về sự hội tụ các giá trị
tốt đẹp nhất trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam- một dân tộc đã trải
qua hang nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Sau nhiều năm tìm tòi, khảo
nghiệm, so sánh đối với với lý tưởng, khát vọng của mình với các cuộc cách mạng
trên thế giới, Người đã xác định cho dân tộc Việt Nam một con đường phát triển
bền vững, con đường đó không chỉ đúng với quy luật khách quan, xu thế thời đại,
mà còn đáp ứng đúng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Con đường đó
không chỉ đua cách mạng Việt Nam vượt qua khủng hoảng bế tắc để đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, mà còn dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực
dân – một vết nhơ trên con đường tiến tới văn minh của nhân loại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét