Cách
mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á. Khi đấy chính quyền non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn;
cả nước phải đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ: Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc
ngoại xâm. Trước tình hình như vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi lập
“Hũ gạo kháng chiến” nhằm kêu gọi toàn dân tộc thực hành tiết kiệm, sẻ chia tài
sản của mình góp phần cho chính quyền cách mạng giải quyết khó khăn trong những
ngày mới thành lập. Đến tận hôm nay tinh thần đó vẫn còn nguyên giá trị và đã
trở thành “kim chỉ nam” cho các hoạt động nhân đạo, được duy trì và phát triển
dưới nhiều hình thức...
Trong những ngày qua, Việt Nam lại phải
đối mặt với làn sóng dịch covid-19 lần thứ tư; đây là đợt dịch có quy mô, diễn
biến phức tạp nhất từ trước đến nay do xuất hiện các chủng mới, số địa phương
mắc nhiều hơn...Tuy nhiên vẫn với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; sự vào
cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng chúng ta đã cơ bản kiểm soát được
tình hình. Mỗi lần dịch bệnh xảy ra như vậy ở nhiều địa phương đã xuất hiện
nhiều phương pháp, cách làm hay, sáng tạo như xét nghiệm gộp, truy vết nhanh,
triệt để; dập dịch quyết liệt... đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép
là phòng chống dịch hiệu quả và phát triển kinh tế.
Trong
bối cảnh hiện nay, ngoài việc tập trung triển khai phòng chống dịch trước mắt
thì cũng phải có những biện pháp tổng thể lâu dài mới có thể để giải quyết dứt
điểm được tình hình. Không thể chỉ dựa mãi vào tinh thần chỉ đạo “5K” mà cần
phải bổ sung chiến thuật mang tính ổn định cũng như phù hợp với xu thế chung
của các nước trên toàn thế giới. Với ý nghĩa như vậy vừa qua Thủ tướng Phạm
Minh Chính trong buổi ra mắt Quỹ vắc xin phòng, chống covid-19 đã kêu gọi đồng
bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài chung sức đồng lòng với Chính phủ
góp sức, góp tiền cho Quỹ Vắc xin Covid-19 để tiêm sớm nhất cho nhân dân. Mục
đích là huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách
nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản
xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, trên
nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và
đúng quy định của pháp luật và thuận lợi nhất cho việc đóng góp.
Đây là
sự tiếp nối suối nguồn dân tộc thể hiện nét đẹp truyền thống “Thương người như
thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” đã
trở thành nét văn hóa riêng có của mỗi người dân Việt Nam trên toàn thế giới;
nét văn hóa ấy được gìn giữ lưu truyền hết từ thế hệ này sang thế hệ khác; mỗi
khi đất nước gặp khó khăn như chiến tranh, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh lại
được tỏa sáng và nhân lên gấp bội…
Chính
phủ quyết định thành lập Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 với mục tiêu tiếp
nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong và ngoài nước
để cùng với nguồn lực ngân sách mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất
vắc xin trong nước để tiêm chủng cho người dân. Đây là một chủ trương suy cho
cùng là “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”; vì sự bình an, sức khỏe và hạnh phúc
của nhân dân. Thế mà bên cạnh những tấm gương từ em bé đến cụ già, các chức sắc
tôn giáo, mọi thành phần trong xã hội đều nhiệt tình ủng hộ đóng góp thì vẫn có
những ý kiến lạc lõng, thiếu tinh thần xây dựng; núp dưới cái mác nhà thơ, nhà
“dân chủ” đang ra sức chống phá, mỉa mai, chọc ngoáy với những câu bình luận,
những bài viết hết sức xuyên tạc về Quỹ vắc xin covid-19 này. Với những giọng
điệu như chính phủ đi “xin” dân tiền để lập quỹ còn ngân sách dành cho xây
tượng đài, đại hội Đảng; ca ngợi một số nước dùng ngân sách để mua vắc xin,
thậm chí còn “lo ngại” về tính minh bạch trong việc quản lý, sử dụng Quỹ vắc
xin covid-19; việc lựa chọn đối tác để mua vắc xin...Những hành động như vậy
chỉ mang tính phá đám, “chọc gậy bánh xe” không chỉ thiếu tính xây dựng mà còn
chà đạp lên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc. Những người
dân yêu nước chân chính cần phải hết sức cảnh giác và cực lực phản đối những
hành động, luận điệu xuyên tạc mang tính thù địch như vậy.
Tình
hình dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp, chúng ta chưa thể dự đoán được
điều gì song với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành
sát sao của chính phủ, của chính quyền các địa phương và nhất là sự ủng hộ của
nhân dân công cuộc phòng, chống covid-19 sẽ nhất định thắng lợi. Sự ra đời của
Quỹ Covid-19 là biểu tượng cho sự đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc
Việt Nam; là sự tập hợp sức công, sức của mọi người dân trong và ngoài nước
cùng chung tay với chính phủ để phòng chống dịch. Hình ảnh đó cũng tương tự như
“Hũ gạo kháng chiến” năm xưa để ông cha ta tiến hành kháng chiến giữ vững thành
quả cách mạng; đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người khi chính quyền đang còn non trẻ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét