Lợi dụng bài
viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các thế lực đã tán
phát nhiều bài viết bình luận trên các trang mạng phản động, nội dung xuyên tạc
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cho rằng “hệ thống lý
luận đã cũ không còn phù hợp với thời đại” và thực tiễn cách mạng Việt Nam, cùng
nhiều nội dung xuyên tạc khác đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng
và Nhân dân ta đã lựa chọn. Đáng lên án có bài viết của đối tượng Phạm Đình Bá với
chủ đề “Phản biện lý luận của Nguyễn Phú Trọng”; bài “Về bài viết hoang tưởng và
đẫm lệ của Tổng bí thư” của đối tượng Nguyễn Tô Hiệu và bài viết “Con đường lên
CNXH của ông Trọng và hiểm họa của dân tộc Việt Nam” của đối tượng Hải Triều.
Lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt
Nam đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất rõ ràng và chặt chẽ; phản
ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải
quyết.
Trong bài viết của mình, Tổng
Bí Thư nêu rõ: “Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba
tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong
trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ... Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ
nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”.
Chủ nghĩa xã hội dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm
làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.
Vì thế, về bản chất, chủ nghĩa xã hội được
hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Đó chính là một chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo; trong đó,
nhân dân lao động làm chủ và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; là xã hội
luôn chăm lo đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi người dân. Đó
là một xã hội kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã
hội, giải quyết thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ; đồng thời, cũng là một
xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của mọi người,v.v.. Chủ nghĩa xã hội thực sự là một chế độ mới, khác biệt,
ưu việt, đầy tính nhân văn so với các chế độ xã hội trước đó như công xã nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa và đó là giai đoạn đầu
của chủ nghĩa cộng sản, mà việc xây dựng, hoàn thiện nó là một quá trình lịch
sử lâu dài, để từng bước đạt tới mục tiêu.
Tổng Bí thư đã khẳng định trong bài viết của mình rằng,
"lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực
hóa". Hơn nữa, thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội cho thấy, việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hình thức tối ưu để thực hiện quyền lực
của nhân dân. Việc phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, để văn
hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
được chú trọng… chính là thành tựu về lý luận của Đảng, là kết quả sự
tổng kết thực tiễn và tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng như những thành tựu của về văn hóa của nhân loại…Hơn thế nữa những thành tựu mà thực tiễn
cách mạng Việt Nam và qua 35 năm đổi mới và kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội là
không thể phủ nhận. CNXH chính là sự lựa chọn kiên quyết và đúng đắn,
kiên định và sáng tạo của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới có
thể đổi thay, song con đường đó là phù hợp quy luật, đúng như Đảng ta luôn
khẳng định : “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”.
Vì thế, những luận điểm của Tổng Bí thư nêu ra trong bài
viết là khoa học, thuyết phục, không chủ quan, duy ý chí; là minh chứng sắc bén
bác bỏ sự xuyên tạc, xảo trá của các đối tượng cơ hội, phản động, thù địch…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét