Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5, Khóa XIII kết thúc, các thế lực thù địch, phản động đã ra sức xuyên tạc, phủ nhận những kết quả quan trọng của Hội nghị, nhất là việc thống nhất chủ trương thực hiện Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới…
Cụ thể, những ngày gần đây, trên mạng xã hội, một số kênh thông tin, trang,
hội, nhóm phản động đã và đang xuất hiện những bài viết, ý kiến nhận định phiến
diện, chủ quan về các kết quả quan trọng của Hội nghị Trung ương 5. Đặc biệt,
nhiều luận điệu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trên các trang mạng,
báo đài phản động như: Việt Tân, Đài Á Châu tự do RFA; trang đài VOA, BBC New
Tiếng Việt, Tiếng Dân… đã đưa ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật,
gây “nhiễu” dư luận.
Các thế lực phản động, thù địch tập trung
xuyên tạc, phủ nhận đó là quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng
thể hiện tại Hội nghị Trung ương 5. Lợi dụng việc Hội nghị thảo luận và thống
nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực; các thế lực phản động, thù địch đã tung các loạt bài viết, video xuyên tạc
như: Trên trang Chân trời mới Media, có bài viết “Trung ương 5: Tấp rác xuống
dưới thảm”, bài trích của Trần Đông A cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam thừa
nhận sự thất bại toàn tập trên thực tế đối với công cuộc chống tham nhũng”, hay
chúng còn cho rằng “tham nhũng tại Việt Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào
của Đảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”, “diện mạo của trên dưới đồng lòng, dọc
ngang thông suốt”.
Có thể thấy rõ, những luận điệu nói trên là hoàn toàn phi lý và vô căn cứ;
là sự bịa đặt và phủ nhận trắng trợn thành quả công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong thời gian
qua. Bởi nhìn nhận một cách khách quan, công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều tín hiệu đáng tích cực; nhiều vụ việc vi phạm
được xử lý triệt để, kiên quyết và có hiệu quả; các cá nhân có sai phạm dù
đương nhiệm hay đã nghỉ chế độ, miễn nhiệm đều được đưa ra ánh sáng. Điển hình
gần đây nhất là vụ việc bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh) Phạm Hồng Hà về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, điều đó cho thấy quyết tâm và sự nỗ lực
trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng là rất lớn. Chỉ tính
riêng "trong quý I năm 2022, đã có 125 vụ án, 259 bị can về tham nhũng bị
khởi tố, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm trước. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiến
nghị thi hành kỷ luật 14 đồng chí thuộc diện Trung ương quản lý và tính từ đầu
nhiệm kỳ đến nay, đã có 40 cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật. Trong khi cả nhiệm
kỳ Đại hội XII, số lượng cán bộ Trung ương quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật là
110 đồng chí” (1). Điều này khẳng định nỗ lực, quyết tâm lớn trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Đồng thời, những kết quả trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực đã củng cố niềm tin của nhân dân, nhận được sự ủng
hộ và đánh giá cao của dư luận xã hội.
Việc Hội nghị Trung ương 5 thống nhất đồng ý với sự biểu quyết nhất trí rất
cao của 63/63 tỉnh, thành ủy đối với thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực thể hiện sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
trong công cuộc đẩy lùi và diệt trừ nạn tham nhũng, tiêu cực. Đây cũng là tín
hiệu cho thấy sự thống nhất cao trong công tác chỉ đạo và đấu tranh với tham
nhũng, tiêu cực, như cách nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt”. Qua đó, góp phần khơi dậy niềm tin mạnh mẽ, sức
lan tỏa sâu rộng quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố
và nâng cao uy tín của Đảng trước đồng bào và nhân dân.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa