Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng
âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” đẩy mạnh các hoạt động
chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Chúng tung thông tin thông tin giả, xấu
độc, xuyên tạc đang từng ngày, từng giờ lan tràn trên internet và mạng xã hội.
Do vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ cấp bách,
thường xuyên và lâu dài trong tình hình mới.
Khi tham gia vào mạng xã hội, nếu người tiếp cận thông
tin không tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực bởi
những thông tin xấu, độc đó. Để tích cực phòng, chống thông tin xấu, độc trên
mạng xã hội, chúng ta cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng
cần thiết:
Trước tiên, chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin
để nhận diện các thông tin xấu, độc. Mà để thực hiện được kỹ năng đó thì chúng
ta cần tỉnh táo nhận diện được thông tin xấu, độc. Thông tin xấu, độc được nhận
diện ở các yếu tố: Mục đích, ý nghĩa, nội dung...Về mục đích: Chống phá chế độ
xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người
tiếp xúc với thông tin, gây hoang mang, dao động, hoài nghi vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về nội dung: Thông tin
xấu, độc thường lẫn lộn giữa thật và giả, thường là trà trộn một phần thông tin
đúng với thông tin sai lầm, bịa đặt, xuyên tạc… Để xác định được xem thông tin
mà mình tiếp cận là giả hay thật; đúng hay sai; tốt hay xấu thì chúng ta cần
tiếp cận nhiều với các thông tin chính thống.
Mặt khác, chúng ta cần có kỹ năng công nghệ - thông
tin nhất định để chặn các nick ảo, lọc, xóa, báo xấu... các thông tin xấu, độc
trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan truyền dễ dàng. Cần cẩn thận
cân nhắc xem nên comment (bình luận), like (thích), share (chia sẻ), dẫn link
hay không nên một vấn đề nào đó, để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp
lan tỏa thông tin xấu, độc. Việc nắm các quy định của Luật An ninh mạng là một
vấn đề bắt buộc giúp người sử dụng tránh những hành vi vi phạm có khi chỉ là vô
tình nhưng gây ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và xã hội.
Đối với cán bộ, chiến sĩ, để ngăn chặn thông tin xấu,
độc, cần phải có trách nhiệm lan tỏa những thông tin chính thống, chất lượng,
chuẩn mực. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt, cổ vũ những mặt tích cực, có
ý nghĩa xây dựng xã hội. Mặt khác, tự thân mỗi cán bộ, chiến sĩ hãy xây dựng
cho mình một cách tiếp cận thông tin nhạy bén, hiệu quả, đảm bảo uy tín, chất
lượng; đồng thời tăng cường học tập, trau dồi kiến thức, nhận thức đủ trình độ,
năng lực để phân biệt, loại bỏ những thông tin xấu, độc, có hại, biết truyền bá
những cái hay, cái tốt, điều có ích cho xã hội và có động thái tích cực, không
thờ ơ trong đấu tranh với thông tin xấu, độc. Có một trình độ chuyên môn, lý
luận vững vàng, am hiểu thực tiễn chính trị - xã hội đất nước và thế giới sẽ
giúp cán bộ, chiến sĩ vững vàng, tự tin để phản biện, chống lại các thông tin
xấu, độc, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ.
Nâng cao năng lực để chống thông tin xấu, độc trên
mạng xã hội sẽ góp phần phát huy những tác động tích cực, hạn chế, ngăn ngừa
những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước và
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét