Nhận lời mời
của Tổng thống Mỹ Joe Biden, từ ngày 12 đến 13-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN
- Hoa Kỳ; đồng thời thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc. Nhân sự kiện
này, một số tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, đặc biệt là Việt Tân đã
ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá, núp dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân
quyền” để lan truyền thông tin sai trái nhằm gây sức ép, kêu gọi sự can thiệp
một cách thô bạo của nước ngoài vào Việt Nam.
Với phương châm lấy chống phá về chính
trị, tư tưởng làm khâu đột phá, lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn, lợi dụng
vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ, dùng ngoại giao để hỗ trợ,
hậu thuẫn khi tiến hành “diễn biến hòa bình”, thời gian qua, các thế lực thù
địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị liên tục lợi dụng, xuyên tạc vấn
đề dân chủ, nhân quyền để tấn công Việt Nam. Cũng như nhiều vấn đề khác, các
đối tượng đang tích cực thực hiện “chiêu bài hai mặt” khi đề cập về dân chủ,
nhân quyền. Trước hết, chúng ra sức phủ nhận, xuyên tạc những kết quả, thành
tựu mà Việt Nam đã đạt được trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền; bóp méo tình
hình thực tiễn tại Việt Nam. Cùng với đó, các đối tượng xấu đẩy mạnh cổ xúy
những quan điểm sai trái, cho rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền”; tuyệt đối
hóa các giá trị dân chủ, nhân quyền của các nước tư bản.
Ngay trong thời điểm Thủ tướng Phạm
Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ, các tổ
chức phản động đã ra sức lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép cũng
như kêu gọi lực lượng bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trong đó, Việt Tân cùng đồng bọn đẩy mạnh lan truyền về cái gọi là “thông cáo
kêu gọi thúc đẩy nhân quyền nhân cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và khối ASEAN”.
Đồng thời, thông qua mạng xã hội, Việt Tân cùng các tổ chức ngoại vi cũng đẩy
mạnh đăng tải thông tin sai lệch, thể hiện sự hằn học với Việt Nam như: “Chính
phủ Việt Nam không phải do nhân dân bầu lên”, “tình hình nhân quyền tại Việt
Nam hết sức tồi tệ”, “Việt Nam đàn áp nhân quyền, bóp nghẹt tiếng nói tự do
trong nước và bắt bỏ tù hàng trăm người đấu tranh cho tự do, nhân quyền”… Thậm
chí một số kẻ còn kích động tiến hành biểu tình để “yêu cầu Việt Nam thay đổi
chính trị, cải thiện nhân quyền”, đòi Việt Nam phải thả các “tù nhân lương tâm”
- thực chất là đội ngũ “chân rết” trong nước của các tổ chức phản động lưu vong
đã bị kết án theo đúng quy định.
Phía sau những luận
điệu “giả nhân, giả nghĩa” núp danh đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt
Nam thực chất là việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để hạ bệ, làm mất uy
tín của Đảng, Nhà nước, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công
việc nội bộ của đất nước; gây nhiễu loạn dư luận, hình thành những nhận thức
sai lầm trong xã hội về vấn đề dân chủ, nhân quyền; gieo rắc, thúc đẩy mầm mống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở trong nước. Khi thời cơ chín muồi, các đối
tượng sẽ kích động chống đối, tiến hành các hoạt động bạo lực lật đổ để xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam.
Dân chủ, nhân
quyền là những giá trị cơ bản mà nước ta đang thực hiện. Đời sống thực tiễn của
Việt Nam là minh chứng rõ nhất khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo
đảm và bảo vệ các giá trị dân chủ, nhân quyền chân chính.
Phải khẳng định rõ dân chủ là bản chất
của Nhà nước ta. Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện qua 2 hình thức là dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện. Chính người dân là người bầu ra Quốc hội (cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất) và HĐND (cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).
Việc bầu cử tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều này đồng nghĩa với việc lá phiếu của tất cả cử
tri có giá trị ngang bằng nhau, không hề có sự phân biệt bởi các yếu tố dân
tộc, tôn giáo, giới chính, địa vị xã hội. Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, 69.243.939 cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu
(đạt 99,60%). Thành công của cuộc bầu cử khẳng định niềm tin vững chắc của nhân
dân cả nước với Đảng, Nhà nước và chế độ. Cùng với việc thực hiện dân chủ trực
tiếp, người dân còn thực hiện dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội, HĐND và các
cơ quan khác của Nhà nước. Cùng với đó, tất cả người dân đều có thể thực hiện
quyền của mình thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến
đối với các cơ quan nhà nước.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhấn mạnh:
“Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền
làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất
nước”, “Chú trọng thực hiện dân chủ cả trực tiếp và đại diện, nhất là ở cơ sở,
bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình”. Đây là quan điểm rõ
ràng, mạch lạc của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân.
Liên quan đến vấn
đề nhân quyền, đây luôn là khát vọng của nhân loại tiến bộ, trong đó có Việt
Nam. Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (1948) nêu rõ: “Mọi người sinh ra tự do và
bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với
nhau trong tình bác ái”. Nhân quyền không chỉ dừng lại ở việc tự do ngôn luận,
tự do báo chí (là những vấn đề đang được các “nhà dân chủ” tuyệt đối hóa để lợi
dụng chống phá Nhà nước). Nhân quyền là một tập hợp các quyền cơ bản của con
người, gồm: quyền bình đẳng; quyền được sống, tự do, an toàn thân thể; quyền
được công nhận là công dân của quốc gia; quyền có việc làm; quyền được giáo
dục; quyền được tự do tham gia vào các hoạt động văn hóa; quyền được sống trong
một môi trường ổn định, an toàn…
Tuy nhiên, không thể có một thứ “nhân
quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền vô tội vạ”, “nhân quyền tuyệt đối”. Chính
Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (1948) cũng khẳng định: “ai cũng có nghĩa vụ đối
với cộng đồng”; “khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu
những giới hạn do luật pháp đặt ra để bảo đảm những quyền tự do của người khác
cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự
công cộng và an toàn chung trong một xã hội dân chủ được thỏa mãn”. Trong bất
kỳ xã hội nào, mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác và
tất cả mọi công dân đều phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước, xã hội.
Nhìn nhận một cách toàn cảnh, dễ dàng
thấy Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trên lĩnh vực quyền con người. Đặc
biệt, trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Nhà nước ta đã dành
nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân. Với quyết tâm, nỗ lực bảo vệ an toàn tính
mạng, sức khỏe cho nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thực hiện chiến lược
“ngoại giao vắc xin” và tiến hành chiến dịch “tiêm chủng thần tốc”. Nhờ vậy,
chúng ta đã vượt qua đại dịch, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.
Hơn ai hết, chính người dân Việt Nam là
những người hiểu rõ nhất tình hình dân chủ, nhân quyền trong nước. Nhân dân
Việt Nam sẽ luôn “đứng trên đôi chân của chính mình” để đấu tranh và bảo vệ các
giá trị dân chủ, nhân quyền chân chính. Chúng tôi không cần sự bố thí, ban phát
“dân chủ”, “nhân quyền” từ bất cứ thế lực nào. Vì vậy, các “nhà dân chủ” hãy
thôi ngay trò “mèo khóc chuột”, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền của
Việt Nam!
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa