Lợi dụng một số sai phạm của cán bộ, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị tìm mọi cách bịa đặt, xuyên tạc như: thay đổi
nhân sự cấp cao, xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta
đã thất bại, nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội
nhân dân Việt Nam, để kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, từ bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên ba yếu tố: đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập; bầu cử tự do; tư pháp độc lập, trong đó yếu
tố đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là quyết định...
Chúng ta đều biết: Điều 4 trong Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Trong đó dân chủ là gốc, là bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Dân chủ xã hội chủ
nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động, thể hiện ở
việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân lao
động; thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do được bảo đảm về mặt pháp lý để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã hội được
mọi tổ chức, mọi từng lớp nhân dân, nhân loại và nhân dân tiến bộ trên thế giới
thừa nhận.
Bên cạnh những thành
tựu to lớn đã đạt được; thì một số ít cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí làm thất thoát tài sản của tập thể, gây
hoài nghi, bức xúc trong nhân dân. Đứng trước những biểu hiện trên Đảng, Nhà
nước, Quân đội ta kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kể cả
cán bộ cấp cao. Do đó, việc lựa chọn cán bộ của có đủ phẩm chất, năng lực, uy
tín thay thế cán bộ sai phạm nói chung, kể cả nhân sự cấp cao một cách kịp thời
là phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân.
Hiện
nay, chúng ta đã và đang tiếp tục hoàn thiện hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy, quan điểm
cho rằng, phải có đa đảng mới “có dân chủ và phát triển” là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với
mất dân chủ, kém phát triển và kém dân chủ; dân chủ không đồng nghĩa với đa
nguyên, đa đảng. Trên thế giới có không ít quốc gia, dân tộc đa đảng nhưng vẫn
mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Ngược lại, có những nước
chỉ có một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế - xã hội phát
triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đó cho thấy,
đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển./.
bọn zận xuyên tạc để kiếm tiền bố thí mà
Trả lờiXóa