Thời gian
qua, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động
chống phá nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt,
đặc biệt là chúng lợi dụng internet, mạng xã hội đưa những ý kiến trái với quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh sai
tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam như: Tổ chức Việt Tân,
Đài Á châu tự do RFA, BBC Việt ngữ, thoibao.de… thường xuyên
đăng tải, tung thông tin sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chúng thiết lập các
website, blog, facebook, youtube, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”… phát tán các
thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung xấu độc để chống phá;
đăng tải thông tin thật giả lẫn lộn để đả kích, phủ nhận truyền thống cách
mạng, bản chất cách mạng cao đẹp của lực lượng vũ trang, bôi nhọ hình ảnh “Bộ
đội Cụ Hồ”. Bọn chúng sử dụng không gian mạng để
tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp dư luận, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Chuyển hóa các
bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát trên các kênh âm nhạc trực
tuyến làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Đặc biệt, các phần tử xấu,
cơ hội chính trị điên cuồng chống phá, không từ một thủ đoạn nào, từ xuyên
tạc sự thật lịch sử, bôi nhọ nhân cách và phẩm giá, đến đánh giá phiến diện,
sai trái; tìm mọi cách “hạ thấp uy tín, bôi nhọ lãnh tụ” của Đảng ta, bài bác,
hòng phủ nhận tư tưởng của Hồ Chí Minh, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Các thế lực thù địch còn ra sức rêu rao: “Đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ ở Việt Nam”.
Thực chất đây là những luận điệu phản động, sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc đấu tranh các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị lợi dụng âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” đẩy
mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta gần đây diễn
ra rất kiên quyết, mạnh mẽ. Chúng tung thông tin giả,
xấu độc, xuyên tạc, đang từng ngày, từng giờ lan tràn trên internet và mạng xã
hội. Nhất là các luận điệu tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều
117, BLHS trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tuyên
truyền rộng khắp, đặc biệt là trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin
tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Điều 117,
BLHS quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, BLHS năm 2015 được sửa đổi,
bổ sung từ Điều 88 BLHS năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung
điều luật theo hướng qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội
này. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLHS nói chung, Điều 88 của BLHS cũ nói riêng
nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới. Trước đó, Điều 88 BLHS năm 1999 cũng là điều
luật mà các đối tượng chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, yêu cầu xóa bỏ.
Sau khi điều luật này được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo Điều 117, BLHS
2015 thì các phần tử chống đối cũng không từ bỏ âm mưu, mà tiếp tục “bài ca”
kêu gọi xóa bỏ nhằm đạt được âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước với mục tiêu xóa bỏ
vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Liên quan đến yêu cầu đòi xóa bỏ Điều 117, BLHS năm 2015; đồng thời cổ súy cho hành vi vi phạm pháp
luật ,
Đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 23/12//2022
phát tán bài “Tuyên giáo kết hợp với an ninh để kiểm soát suy nghĩ của người
dân”; trang facebook Việt Tân đối tượng Nguyễn Như Phương phát tán bài “thêm
công dân lãnh án theo Điều 117 BLHS”, nội dug vu cáo chính quyền Việt Nam “ngăn
cấm” người dân tiếp cận thong tin, “bắt oan” những người bất đồng chính kiến. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các đối tượng chống
phá Nhà nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xóa bỏ Điều 117, BLHS
để đạt được các mục tiêu, ý đồ phá vỡ quy tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, thúc đẩy hoạt động lợi dụng “quyền tự do ngôn luận” để tuyên truyền chống
phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, các hoạt động kêu gọi
yêu cầu đòi
xóa
bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo cơ hội cho các
đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm
của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, những mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là có thời cơ,
điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam là đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng,
Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến,
không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc
thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ
sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo
một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội,
ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành vi liệt kê
trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các
quy định của Hiến pháp.
Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là ngăn
cấm người dân tiếp cận thông tin, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do
ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công
dân theo qui định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng, quyền tự
do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính trị của
từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các qui định về vấn đề này. Nhiều quốc
gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do ngôn
luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn hóa của
các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền con
người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền con
người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc
thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…
Có thể nói, các lập luận, viện dẫn các thông tin cho
rằng Điều 117, BLHS ngăn cấm người dân tiếp cận thông tin là hoàn toàn không có cơ sở,
thiếu căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117,
BLHS của các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm
phạm an ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Vì
vậy, mỗi cán bộ, chiến sỹ trong quân đội cần phải nhận thức sâu sắc về công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Tự ý thức
và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về âm mưu,
thủ đoạn, chiêu bài chống phá của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của cả hệ thống chính trị nước ta. Vì, nếu như những biểu hiện xa
rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xem nhẹ Điều 117, BLHS trong thực hiện nhiệm vụ không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ là nguy
cơ rất khó lường, đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta./.
không tin theo đài địch
Trả lờiXóa