Ngày 07/01/2023 trên trang
facebook “Việt tân” phát tán bài “chuyên gia nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam giải
trình về việc cầm tù 18 nhà hoạt động” với nội dung đòi trả
tự do cho những đối tượng mà bọn chúng gọi là tù nhân lương tâm, tiêu biểu như:
Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Tâm, Cấn
Thị Thêu, Nguyễn Lân Thắng và Bùi Tuấn Lâm, Lê Chí Thành, Trương Châu Hữu Danh…
Đây không phải lần đầu tiên các đối tượng phản động dùng luận điệu nhân quyền để yêu cầu trả tự do cho các đối tượng nêu trên. Thực tế cho thấy, các đối tượng nêu trên đều vi phạm pháp luật Nhà nước và đều thừa nhận vi phạm của mình trước pháp luật. Ví dụ như đối tượng Phạm Đoan Trang đã bị khởi tố với tội danh: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thực
tiễn đã cho thấy quyền con người luôn được quan tâm, đã được khẳng định trong bản
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 và 2013. Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực
không ngừng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.
Tính từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền
công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những luật cơ bản, quan trọng
như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ
luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu
dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016,
Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018… Việc
hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản
ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực
sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu”; “Phát triển con người
toàn diện và xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn
hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển
đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; “…con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động
lực phát triển quan trọng của đất nước”.
Ngày nay, mặc dù các thế lực thù địch, vẫn
tiếp tục sử dụng nhiều chiêu trò, luận điệu xuyên tạc về vấn đề nhân quyền, nhằm
hạ thấp uy tín của nước ta trên các diễn đàn Quốc tế. Tuy nhiên thực tiễn đã chứng
minh, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết
các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế
khác ban hành. Việt Nam luôn khẳng định trên thực tế là thành viên nỗ lực tham
gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức
quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu
đồng thuận rất cao những lần Việt Nam ứng cử và trúng cử Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại
khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN
về nhân quyền (AICHR),…
bài viết rất hay
Trả lờiXóa