Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Đồng bào
các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là
quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng
trước pháp luật. Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Đến nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký
hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm
27% dân số cả nước, hơn 54.000 chức sắc, trên 135.000 chức việc và gần 30.000
cơ sở thờ tự.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo
và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện cho các
tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật,
khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia
các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện chính sách nhân quyền, đấu tranh phản
bác các luận điệu vu cáo nhà nước việt nam vi phạm nhân quyền. Nhờ đó, đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo
quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.
Với sự nỗ lực của Việt Nam, trong
việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo mà tình hình, đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng, số lượng chức sắc, tín
đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Nếu như năm 2003, cả nước có 06 tôn giáo, 15
tổ chức với 17 triệu tín đồ, khoảng 20.000 cơ sở thờ tự; 34.000 chức sắc,
78.000 chức việc thì đến năm 2022, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức, thuộc
16 tôn giáo khác nhau, với trên 27 triệu tín đồ, trên 53.000 chức sắc, khoảng
148.000 chức việc, trên 29.700 cơ sở thờ
tự… Bên cạnh đó, hàng năm có trên 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn gáo,
với hàng vạn tín đồ tham gia. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích,
tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện xã hội, chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên
800 cơ sở bảo trợ xã hội, với 300 trường mầm non... Từ năm 2018 -2021, Nhà nước
đã cấp phép xuất bản hơn 2.000 ấn phẩm, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được
dịch ra tiếng Anh, Pháp tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo
đang hoạt động.
Đặc biệt, sáng ngày 09/3/2023, Ban
Tôn giáo Chính phủ đã giới thiệu và ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách
tôn giáo ở Việt Nam”. Với kỳ vọng, Sách trắng sẽ góp phần giúp bạn đọc trong và
ngoài nước hiểu rõ, đầy đủ về chính sách tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt
Nam. Sách dày 132 trang, gồm 3 chương: giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo
ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam;
những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành; thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đó là những số liệu minh chứng sinh
động để đấu tranh với những cáo buộc phi lý của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt
Nam vào cái gọi là “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”. Việt Nam
khẳng định: “Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn
giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như các thông tin không
chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam” - theo phát ngôn
viên Bộ Ngoại Giao ngày 15/12/2023. Từ nội dung tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao
Việt Nam cũng như từ thực tiễn tình hình tự do tôn giáo cho thấy, Việt Nam có
đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý vững chắc để chứng minh những điều mà Bộ
Ngoại giao Mỹ đã nêu trong báo cáo là không chính xác, thiếu khách quan. Có thể
nói, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay.
Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc, tín đồ ngày càng đông,
cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước
ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để
các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi các đoàn với các tổ
chức tôn giáo trên thế giới.
Từ những thành tựu có được trong
bức tranh về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng sống động cho thấy
hơn bao giờ hết tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trở thành động lực, yếu tố thúc
đẩy gắn kết, đoàn kết xã hội, xây dựng xã hội mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa