Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá đối với Việt Nam,
“thì chiêu bài” dân chủ, nhân quyền luôn là những vấn đề mang tính chiến
lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống phá, xuyên tạc nhằm
gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội và tiến tới âm mưu xóa bỏ
hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vậy thực chất nền “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà nước ta xây
dựng khác như thế nào với “dân chủ tư sản” mà bọn chúng đang cổ suýt ?
Trong quá trình lịch sử của
tư tưởng dân chủ, C.Mác là người đầu tiên đánh dấu bước phát triển mới có tính
cách mạng trong nhận thức về dân chủ. Năm 1985, khi nghiên cứu về Nhà nước Phổ,
C.Mác đã viết dân chủ theo tiếng Đức là chính quyền của nhân dân. Ông
nhấn mạnh rằng: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành
con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà
con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy; không phải chế độ nhà nước tạo ra
nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”[1]
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
V.I.Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một
trong những hình thái của nhà nước”[2]
và ông cũng khẳng định chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ
dân chủ hơn “gấp triệu lần” bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch
sử.
Tiếp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại về dân
chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Nước ta là nước dân chủ,
bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân,…”[3]
Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng về dân
chủ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng ta
khẳng định: “Dân chủ xã
hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước”[4]
Do đó bản chất của chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện là chế độ do nhân dân làm
chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của
Nhà nước và của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thực
hiện bằng Hiến pháp, pháp luật, cơ chế, chính sách và được thực
hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực.
Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân,
tạo điều kiện và cơ chế bảo đảm cho nhân dân tham gia vào công việc
quản lý nhà nước, quản lý xã hội và những công việc trọng đại của
nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, dân chủ
gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền lực gắn liền với trách nhiệm
và nghĩa vụ.
Về bản chất, dân
chủ xã hội chủ nghĩa khác biệt về “chất” so với dân chủ tư sản –
đó là nền dân chủ của đông đảo nhân dân trong xã hội, quyền lực
thuộc về nhân dân, nhân dân tự tổ chức và thực hiện, trước hết và
chủ yếu thông qua nhà nước của mình.
Đối với dân chủ tư sản chỉ phục vụ lợi
ích của một thiểu số giai cấp tư sản nắm quyền lực về kinh tế và
chính trị trong xã hội tư sản. Do dó nền dân chủ tư sản không phục
vụ cho công nhân và nhân dân lao động, trái lại các thiết chế dân chủ
tư sản lập ra chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích và quyền lực cho giai
cấp tư sản, bóc lột và áp bức giai cấp vô sản- số đông trong xã
hội.
Do đó thật nực cười cho những kẻ quay lưng lại với
quê hương, Tổ quốc khởi xướng, kêu gọi người dân
trong nước và ngoài nước tham gia “chiến dịch tranh đấu cho tự do – dân chủ –
nhân quyền” với mục đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
cho rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước không có “dân chủ”, người dân
không có “nhân quyền”. Nên nhớ rằng đối với bọn chúng, "đấu tranh
dân chủ" không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề kiếm sống, là hưởng
lợi từ tiền hỗ trợ của các hội đoàn chống cộng ở hải ngoại như tổ chức khủng bố
"Việt tân".
.
phản động chỉ mượn nhân quyền mà thôi
Trả lờiXóa