Phủ nhận những thành quả cách mạng là một thủ đoạn thường thấy của
các thế lực thù địch với Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Chúng vẫn tiếp tục
xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng ta, phủ nhận thành tựu to lớn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
nhất là những thành tựu xây dựng chủ nhĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới đất
nước. Do vậy, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch đó là rất
cấp thiết và cấp bách, nếu không sẽ ảnh hưởng tới uy tín và vai trò lãnh đạo
của Đảng.
Trước hết,
chúng ta cần nhận diện âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, đó là: Chúng
luôn coi nhẹ, phủ nhận những thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử của công cuộc
đổi mới; tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc, trái với quan điểm, nghị
quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta.
Chúng kết hợp chống phá đường lối chính trị với chống phá trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tập trung công kích,
xuyên tạc thành tựu của đổi mới là do Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc công
tác quản lý, điều hành của chính phủ đối với các dự án kinh tế; cho rằng đất
nước vẫn trong cảnh nghèo nàn, tụt hậu, đời sống nhân dân còn rất khó khăn,
người dân nghèo thì không được thụ hưởng…
Chúng xuyên
tạc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng; cho rằng, Việt Nam chỉ
đổi mới kinh tế mà không hề đổi mới chính trị, vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo
chuyên quyền của Đảng Cộng sản… Tất cả những luận điệu đó thực chất là nhằm phủ
nhận và đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là luận điệu hết sức
nguy hiểm, chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch và chúng ta có đủ luận
cứ để bác bỏ luận điệu sai trái đó:
Một
là, khẳng định tính tất yếu khách quan của đổi mới và không thể phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới. Đổi mới ở Việt Nam do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986). Đó là sự lựa
chọn tất yếu nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
trầm trọng, là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của đất nước.
Sau gần 32
năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và gần 37 năm đổi
mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ
rệt, trở thành điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ; công tác
xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, có nhiều chuyển biến
tích cực; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển
biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả nổi bật; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng
- an ninh không ngừng được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, hiệu quả. Tất cả những điều đó cho thấy đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự
hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con
đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Hai
là, đổi mới ở Việt Nam là toàn diện, đồng bộ, có nguyên tắc, có lộ trình
và bước đi thích hợp; đổi mới toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...
Đổi mới
theo những nguyên tắc cơ bản như: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã
hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những
quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp
phù hợp; lấy chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước ta; đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của hệ thống chính trị làm cho các tổ chức trong hệ thống chính
trị hoạt động năng động và có hiệu quả hơn; sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện
quyết định thắng lợi của cách mạng; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc
tế vô sản, kết hợp sức mạnh của nhân dân và sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới.
Ba
là, nước ta là nước dân chủ, tự do - dân chủ - nhân quyền của nhân dân
luôn được tôn trọng và phát huy.
Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện các quan
điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân
chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân; mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Đảng ta sinh ra, trưởng thành và phát
triển trong lòng dân tộc, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Đảng ta
không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân ta, dân tộc ta thoát khỏi vòng nô lệ, kìm kẹp của chế độ phong kiến,
thực dân, trở thành một dân tộc độc lập, tự do. Đó chính là giá trị dân chủ,
nhân quyền vĩ đại nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã giành lại được cho nhân dân,
cho dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhân dân ta đã có quyền làm chủ
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những bước tiến lớn trên
con đường xây dựng những giá trị dân chủ và nhân quyền đích thực. Quyền làm chủ
của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội đã từng
bước được phát huy, góp phần tích cực vào việc động viên nhân dân phấn khởi đẩy
mạnh sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, củng
cố quốc phòng an ninh, đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao và chiều sâu mới…
Hiến pháp
năm 2013 đã dành chương II "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân" với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân. Trong đó, khoản 1, Điều 14 khẳng định: "Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cộng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật". Đó là cơ sở để đất nước đạt được những thành
tựu cụ thể về dân chủ, nhân quyền mà dư luận thế giới đã ca ngợi và ghi nhận.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước
Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập hầu hết
các công ước quốc tế về quyền con người.
Sự ghi
nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền
con người là những minh chứng sinh động để bác bỏ những luận điệu sai trái,
xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 93
năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến
đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm
chủ xã hội; đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang tiến
hành đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính
trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ
đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có vị thế ngày càng quan
trọng trong khu vực và trên thế giới. Những thành tựu đó là kết tinh trí tuệ,
sức lực và bản lĩnh Việt Nam; phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam đồng nghĩa
với phủ nhận một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc; phủ nhận công
lao, sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ta; phủ
nhận vai trò lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước của Đảng ta; đó là việc làm
hoàn toàn trái với sự thật, với công lý và lẽ phải, xúc phạm quá khứ thiêng
liêng của dân tộc, cần phải vạch trần, đấu tranh phê phán và bác bỏ.
Việt Nam đang tiến lên rất mạnh mẽ
Trả lờiXóa