Vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền
luôn là tâm điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam. Bài viết nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc tự
do tôn giáo ở Việt Nam được đề cập trong các Báo cáo thường niên của Ủy ban Tự
do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số trang mạng xã hội, đồng thời, đưa
ra những bằng chứng để phê phán, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái,
xuyên tạc đó, khẳng định những thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân.
Những nhận định trên hoàn toàn
mang tính bịa đặt, bóp méo sự thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở
Việt Nam. Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện
quốc tế liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và đã không ngừng nỗ lực
bảo đảm quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn
giáo để vi phạm pháp luật”. Nội dung hiến định này của Việt Nam hoàn toàn tương
thích với luật pháp quốc tế(2).
Một số nguyên tắc, chuẩn mực cơ
bản về bảo vệ, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong các luật và bộ luật quan trọng của Việt
Nam như: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Điều 9); Bộ luật Hình sự năm 2015
(Điều 116), Luật Giáo dục năm 2019 (Điều 13, 20); Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, v.v..
Theo đó, luật pháp Việt Nam có
quy định rất rõ ràng về quyền và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự
do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy
định rõ quyền tự do tin hoặc không tin theo tôn giáo, tự do bày tỏ niềm tin,
thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành
giáo lý, giáo luật tôn giáo của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức
tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp
tại Việt Nam.
Có thể nói, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã và đang nỗ lực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo cho mọi người dân.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số phẩn tử phản động trong tôn giáo đang
cố tình phớt lờ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, phớt lờ những thành tựu
về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống
phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những luận
điệu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam là nằm trong mưu đồ của các thế lực
chính trị phản động, muốn lợi dụng các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, dân
tộc, tôn giáo như những công cụ mềm để đưa Việt Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục
vụ cho lợi ích của các nước lớn, gây sức ép, “mặc cả” Việt Nam đánh đổi các vấn
đề về chính trị và lợi ích kinh tế trong quan hệ quốc tế và từng bước cải cách
Việt Nam theo hướng tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây, từ đó chuyển hóa chế
độ chính trị của Việt Nam hoặc có thể tạo cớ công khai can thiệp vào công việc
nội bộ của nước ta. Do đó, các tầng lớp nhân dân cần tỉnh táo nhận diện rõ âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết
toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tạo sự ổn định để
phát triển đất nước theo mục tiêu mà dân tộc ta đã lựa chọn.
chúng ta không nên tin bọn phản động nói
Trả lờiXóa