Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được
thiết lập quan hệ chính thức ngày 18/01/1950 đã đi vào lịch sử quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc như một mốc son quan trọng. Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai
nước đã kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu,
góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, quan hệ Việt - Trung tuy có lúc thăng trầm, nhưng
hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị đặc biệt, kể từ khi
bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt - Trung đã phát triển sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc
phòng. Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm
1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm
2005) các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung
quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu
nghị truyền thống Việt - Trung, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai
nước.
Thế mà gần đây kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Việt
Nam đã nhiều lần thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình trước Liên Hiệp
Quốc. Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi các bên đối thoại và có các biện pháp, chính
sách bảo vệ người dân thường. Qua đó, Việt Nam đã tiến hành bỏ phiếu trong 3
cuộc bỏ phiếu lớn được tổ chức tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhưng trên trang Facebook “BBC News Tiếng Việt” đã đăng bài viết của một “nhà báo tự
do” cho rằng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, kể cả trong chính sách
đối ngoại, thể hiện bằng việc 3 lần bỏ phiếu giống Trung Quốc liên quan đến vấn
đề Nga - Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trang này viết: “Sự phụ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc, chịu nhiều sức
ép và sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách đối nội, đối ngoại của
Việt Nam cũng là điều không mấy ai lạ. Sự tồn tại mô hình độc quyền quản lý nhà
nước của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có thể được bảo đảm bằng mối quan hệ mật
thiết với Trung Quốc và Nga - các cựu đồng minh trong phe XHCN trước kia. Quan
hệ với Mỹ và Phương Tây, dù có gần gũi đến mấy vẫn chứa đựng nguy cơ dân chủ,
tự do hóa xã hội Việt Nam, đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.
Đây là một cái nhìn thiển cận và không hiểu nhiều về
chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Phải biết rằng, chính sách đối
ngoại của Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia,
dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế. Đây là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn
bộ hoạt động lãnh đạo, điều hành, tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của
Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Đứng trước vấn đề giữa Nga - Ukraine, Chúng ta
luôn khẳng định lập trường không thay đổi đó là đứng về lẽ phải, về công lý,
chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn tuân theo nguyên tắc lấy lợi ích quốc
gia là nền tảng và là cốt lõi trong định hướng đối ngoại. Mỗi quyết định của
Việt Nam đều ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, của đồng bào, nhân dân cả nước, vì
vậy luôn được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng chứ không phải theo phe nào hoặc có
thế lực nào có thể can thiệp vào quyết định của Việt Nam. Việc Việt Nam và
Trung Quốc bỏ phiếu giống nhau, chỉ đơn giản thể hiện góc nhìn và sự đánh giá
lợi ích quốc gia của 2 nước liên quan đến vấn đề giữa Nga và Ukraine có phần
giống nhau, chứ không hề có chuyện Việt Nam phải “nghe theo” hoặc “phụ thuộc”
vào Trung Quốc khi thể hiện quan điểm ở Liên hợp quốc. Rõ ràng những luận điệu
trên là sai trái, suy diễn nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của
Việt Nam, kích động dư luận chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trong bối cảnh tình hình
quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến mối
quan hệ hữu Việt Nam và Trung Quốc bản thân mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng
đắn mối quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, nhân
dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc được Đảng, Nhà nước luôn coi trọng
việc củng cố và phát triển trước các luận điệu xuyên tạc mỗi công dân cần nhận
thức rõ đâu là đối tác, đâu là đối tượng theo Nghị quyết số 28-NQ/TW“Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
mà có biện pháp đấu tranh phù hợp bảo vệ vững chắc tình hữu nghị “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”./.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa