Xuyên tạc lịch sử là một thủ đoạn của chiến tranh tâm lý được sử dụng từ
thời lịch sử cổ đại. Lịch sử gắn liền với truyền thống, niềm tin và lòng tự hào
dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử tạo nên sức mạnh lớn lao của mỗi dân
tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn tự hào về những tấm gương vĩ đại như Lý
Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, Trần Hưng Đạo trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên, Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh...
Và lịch sử không thể nào quên những tấm gương lẫm liệt của hàng triệu người
trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại
Hồ Chí Minh. Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng,
đổi trắng thay đen, làm mất lòng tin của các thế hệ đối với truyền thống vẻ
vang của dân tộc.
Thời gian
qua, trên một số trang mạng xã hội như “Chân trời mới Media” đối tượng Trần
Trung Đạo phát tán bài “Ai có quyền viết sử Việt Nam”, hay như trên trang
facebook Việt Tân phát tán nội dung “diễn đàn thế hệ trẻ nghĩ gì về biến cố
lịch sử 30/4/1975”, nội dung xuyên tạc các sự kiện lịch sử dân tộc, qua đó,
trực tiếp chống phá, “bắn đại bác vào quá khứ” với chiêu bài “mưa dầm thấm
đất”, tung ra những luận điệu trắng trợn, mục đích nhằm “nhuộm đen” truyền
thống của dân tộc. Chúng lật lại những thông tin, sự kiện cũ, nhưng suy diễn,
xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe, người xem, kích động
đấu tranh xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, kêu gọi chế độ đa nguyên, đa đảng
chính trị…
Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm 30/4, trên mạng xã hội lại xuất
hiện những cụm từ cũ rích, cố tình tô vẽ lại những quan điểm sai lầm, nhắc lại
những từ ngữ như “tháng tư đen”, “tháng Tư là tháng vo gạo bằng nước mắt”, “mùa
quốc hận”... Nhiều trang mạng viết cuộc kháng chiến thực chất chỉ là nội chiến,
là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự
hào. Một số ít người tự cho mình là cấp tiến, tùy tiện phán xét quá khứ,
cho rằng kỷ niệm ngày chiến thắng này không phải là một việc “tử tế”…Tất cả
những luận điệu đều mang tính lấp liếm, phủ nhận lịch sử ở trên chúng ta đã
nghe nhiều và lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, nói đi nói lại một luận
điệu cũ rích của các thế lực thù địch. Họ đưa rất nhiều thông tin xấu độc
để “nhuộm đen” tinh thần, “nhuộm đen” tư tưởng của các tầng lớp cán bộ, đảng
viên và Nhân dân, mục đích dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tư tưởng
ngay từ bên trong nội bộ. Mặc dù các luận điệu này chỉ là bình cũ, rượu mới
nhưng chúng ta cũng không thể xem thường mà phải luôn nâng cao tinh thần cảnh
giác. Cho dù có làm cách nào đi nữa, chúng cũng không thể phủ nhận rằng Đất nước Việt Nam, dân
tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã chiến đấu kiên cường vì
khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống nhất, hòa hợp dân tộc từ
ngay sau Chiến thắng 30/4/1975, Nam-Bắc một nhà ra sức xây dựng đất nước. Đối
với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay yêu
thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ quốc.
Dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30/4/1975, chúng ta lại càng
thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử đối với người Việt Nam. Đối
với một quốc gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều
khúc quanh co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa
sống còn, sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải
hiểu rõ, hiểu sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất
nơi mình sinh ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những
bài học quý báu. Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh
giá nhân cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch
sử, mới hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có
trân trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ
lực đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai
trên đất nước Việt Nam.
không nghe những gì phản động xuyên tạc về thành quả cách mạng của Việt Nam
Trả lờiXóa