Những năm gần đây,
một thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam thường tiến hành là khai thác một số hiện tượng rồi suy đoán, bịa đặt, dựng
chuyện để đưa lên in-tơ-nét. Vì thế, cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông
tin loại này trở thành một yêu cầu cấp bách trong cuộc đấu tranh phản bác những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất
mãn chính trị.
Như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, một trong các nguyên nhân chủ quan dẫn tới tình
trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là chúng ta: “Chưa chủ động và
thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế
sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý
thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với
các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị”.
Thiết nghĩ, đó là một trong những lý do
để sản phẩm từ thuyết âm mưu do các thế lực xấu, thù địch truyền bá có cơ hội
lan truyền. Vì thế, luôn cảnh giác và đấu tranh để vạch trần luận điệu bịa đặt,
dựng chuyện của chúng là một nhiệm vụ quan trọng với xã hội nói chung, với báo
chí nói riêng. Điều này không chỉ đúng với Việt Nam, mà đúng với mọi quốc gia.
Mỗi người dân Việt Nam hãy thể hiện là người yêu nước chân chính, không biến mình thành con rối cho bọn phản động giật dây
Trả lờiXóa