Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời, từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, nhân dân
Hà Nội và cả nước không có mong muốn gì hơn là được sống trong hòa bình, độc
lập, tự do, tập trung xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng với dã tâm
cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã gây hấn tại Nam Bộ,
rồi phát động chiến tranh ra cả nước.
Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”, quân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết
sinh”, nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước. Bằng cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô
cùng oanh liệt, Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc một cách xứng đáng
nhất, kìm chân và tiêu hao sinh lực địch để các cơ quan đầu não và các lực
lượng kháng chiến của ta rút ra khỏi Hà Nội an toàn. Sau chín năm kháng chiến
trường kỳ và anh dũng của quân và dân ta, sau thất bại hoàn toàn trong cuộc
quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn
thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, công nhận độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia, chấp nhận rút
khỏi miền Bắc Việt Nam.
Cách đây 60 năm, đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên
lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát
thành phố. Sáng 10/10/1954, Uỷ ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội
chia làm nhiều cánh quân lớn mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hơn bốn
mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ hoa, với niềm hân hoan tột độ
đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Đến 15 giờ cùng ngày, quân dân Hà Nội,
thay mặt đồng bào cả nước, đã làm lễ chào cờ, lắng nghe thư của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy
xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do quân và dân ta
đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi.
Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui khôn xiết
kể…”.
Kể từ thời điểm đó, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa sạch bóng quân thù, cùng cả nước bước sang trang sử mới. Niềm
tự hào, vinh quang ấy thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó, quân dân
Thủ đô Hà Nội là lực lượng trực tiếp kháng chiến trong lòng địch ở một chiến
trường đặc biệt, tại trung tâm đầu não của chế độ thực dân Pháp. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng
đắn “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến”, Đảng bộ, quân dân Thủ đô đã
bền gan trong đấu tranh, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, anh dũng
chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, cùng ca khúc khải hoàn trong ngày Giải phóng
Thủ đô, tràn đầy niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng của Thủ đô và đất
nước.
Hướng tới kỷ niệm 64 năm ngày giải
phóng Thủ đô, cùng với Quân – Dân Hà Nội nói chung, cán bộ học viên Học viện
chính trị nói riêng đã ra sức thi đua lập nhiều thành tích cao nhất, thiết thực
hướng tới chào mừng ngày giải phóng Thủ đô như: Phấn đấu thi đua ra sức dạy tốt
học tốt, học thực chất, đánh giá kết quả thực chất. Chấp hành nghiêm quy chế
giáo dục đào tạo, chấp hành nghiêm kỷ luật, tổ chức viết bài tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin truyền thông nội bộ, tổ chức luyện tập đội ngũ phục vụ
khai giảng năm học mới... Với tinh thần đoàn kết quyết tâm cao, khắc phục mọi
khó khăn gian khổ tin chắc Học viện chính trị sẽ dành được nhiều kết quả to lớn
trong thời gian tới hướng đến chào mừng 64 năm ngày giải phóng thủ đô.
Hướng tới kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng Thủ đô, cùng với Quân – Dân Hà Nội nói chung, cán bộ học viên Học viện chính trị nói riêng đã ra sức thi đua lập nhiều thành tích cao nhất
Trả lờiXóa