Trong xã hội mạng xã hội
phủ sóng toàn cầu, hành vi xuyên tạc, loang tin, bịa đặt sai lệch về người khác
ngày càng phổ biến, nhất là các thế lực thù địch, phản động sử dụng mạng xã hội
như một công cụ chủ yếu để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trên một số
trang mạng xuất hiện một số bài viết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội về
vai trò lãnh đạo của Đảng ta, về vấn đề dân chủ... nhằm tạo ra sự hoài nghi
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Từ ngày 04 -10/5/2022 tại thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thức 5 . Lợi dụng sự kiện trên, trên
các trang mạng phản động các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều
bài viết. Điển hình: Ngày 06/5/2022, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), đối
tượng Thanh Trúc tán phát bài “Kêu gọi cải cách Luật Đất đai tại Hội nghị Trung
ương 5 có thành sự thật”; ngày 07/5/2022 trên trang blog Bauxite Việt Nam tán
phát bài “Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi đất đai”; ngày 10/5/2022, trên
trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Trần Đông A tán phát bài “ Trung
ương 5: Tấp rác xuống dưới hầm”… Nội dung bôi nhọ, nói xấu công tác phòng chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước ta về việc quản lý, sử dụng đất đai, cho rằng “chủ trương trái với
với đạo trời, lòng dân, tạo điều kiện cho tham nhũng”; kêu gọi sửa đổi Luật Đất
đai theo hình thức “đa chủ sở hữu”; kêu gọi các “tổ chức xã hội dân sự” tiếp tục
“ra tuyên bố”; đồng thời kích động người dân xuống đường đấu tranh đòi đất,
cách thức giống vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm và Dương Nội.
Thực chất những luận điệu trên là lợi dụng sự thiếu hiểu biết
của một số bộ phận nhân dân nhằm kích động, lôi kéo nhân dân để nhằm chống phá
Đảng, Nhà nước và chế độ của ta. Những quan điểm, ý kiến nêu trên là hoàn toàn
sai lầm cần phải bác bỏ. Quan điểm ủng hộ chế độ đa sở hữu về đất đai ở Việt Nam,
thực chất đây là quan điểm ủng hộ sở hữu tư nhân về đất đai. Đa sở hữu có nghĩa
bao gồm sở hữu tư nhân, sở hữu của tập thể (pháp nhân, các tổ chức chính trị,
xã hội, ngành, nghề), sở hữu của cơ quan nhà nước (các cơ quan khác nhau trong
bộ máy chính quyền các cấp). Vì vậy, ủng hộ chế độ đa sở hữu về đất đai, thực
chất là ủng hộ sở hữu tư nhân về đất đai. Nếu thực sự thực hiện đa sở hữu về ruộng
đất sẽ khiến một bộ phận nhân dân sẽ không còn tư liệu sống dẫn đến bất cập đã
tồn tại trong thời kỳ trước cải cách ruộng đất và thời đại phong kiến trước
kia.
Việc lựa chọn chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Việt Nam
hiện nay là hoàn toàn phù hợp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Việt Nam
phù hợp với mục tiêu cải thiện điều kiện sống của người lao động, người sử dụng
trực tiếp đất đai. Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để Nhà nước có thể chủ động
trong kiểm soát nguồn tài nguyên đất đai cũng như điều tiết các quan hệ lợi ích
đất đai có lợi cho quốc gia và cho người sử dụng đất trực tiếp. Nhà nước vừa có
thể giao đất, thu hồi đất với các chế độ không thu tiền, có thu tiền, có bồi
thường, không bồi thường… phù hợp với lợi ích của người sử dụng đất, hỗ trợ người
nghèo, vừa tạo quỹ đất cho quá trình phát triển chung của đất nước mà không phải
thỏa thuận quá phức tạp với các chủ thể sở hữu tư nhân. Sở hữu toàn dân cũng tạo
thuận lợi cho quản lý nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nâng cao
hiệu quả tổng thể của sử dụng quỹ đất quốc gia và của từng địa phương
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với định hướng xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mục tiêu của định hướng xã
hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng một xã hội bình quyền, trong đó con người không
những được tự do, bình đẳng về mặt chính trị, mà còn được tự do, bình đẳng về mặt
kinh tế, tức tự do, bình đẳng về sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng nhất của Việt
Nam hiện nay đó là đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai là chế độ sở hữu chung của
toàn xã hội vì lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam. Cần phải nhận thức đúng và đấu
tranh chống lại những quan điểm sai trái xuyên tạc về công tác sửa đổi Luật và
công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nhằm xây
dựng một xã hội ngày càng công bằng và tiến bộ.
Mỗi người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa