Chủ tịch Hồ
Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia
đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù (còn gọi là Làng Chùa), xã Chung Cự,
tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
Từ lúc sinh ra đến năm năm tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc
đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn
Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời,
Nguyễn Sinh Cung lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành,
tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm
1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp – Việt,
sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha
vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, làm giáo viên trường Dục Thanh.
Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn. Ngày 05/6/1911 với tên gọi mới là
Văn Ba, lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và
lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước. Nhiều cuộc khởi
nghĩa, đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ
quốc đều lần lượt thất bại, phong trào cứu nước của nhân dân ta đứng trước
khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự
do cho dân, cho nước, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao
động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách
mạng điển hình trên thế giới, Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của
nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình
thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Người đã đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin; bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của
loài người và tính chất mới của thời đại mở ra từ Cách mạng tháng Mười Nga,
Người đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân
tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam do Người sáng lập vào ngày 03/02/1930, cùng Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành,
con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam đã cơ bản được xác
định. Điều này không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân
tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các
vấn đề trọng yếu của cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng
đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối,
phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng
Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản
Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh
trọng tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập”.
Ngay sau khi giành độc lập,
chính quyền cách mạng non trẻ của ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái
con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền
cách mạng. Trên cơ sở đường lối kháng chiến “toàn dân”, “toàn
diện”, “trường kỳ”, “dựa vào sức mình là chính” phát huy truyền
thống đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại mọi âm
mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông
Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm
1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Với tinh thần “thà hy sinh
tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,
“không có gì quý hơn độc lập, tự do”; thực hiện Di chúc thiêng liêng của
Người; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, quân và dân ta đã lần
lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đưa cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Đi theo con đường cách
mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; trong bất cứ hoàn cảnh
nào, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng phát triển, sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao uy tín,
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch của đất nước là minh chứng sinh
động khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; khẳng
định sự đúng đắn về đường lối cách mạng Việt Nam
do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; và chính trong quá trình vận động
của cách mạng, tư tưởng, đường lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và
hoàn thiện, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa