“Không
liên minh quân sự” là chủ trương đúng đắn, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước
Việt Nam được thể hiện trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 vừa được
công bố. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta đấu tranh bác bỏ ý kiến sai trái
kêu gọi Việt Nam phải liên minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
|
|
Tuy nhiên, một số bài viết trên mạng xã
hội, báo điện tử nước ngoài cho rằng, Việt Nam thực hiện chính sách “4 không”
là nguy cấp, đồng thời ra sức hô hào, kêu gọi Việt Nam “phải thực hành liên
minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc”. Theo họ, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần
liên minh quân sự với một nước lớn nào đó có thực lực quân sự, quốc phòng mạnh,
như: Mỹ, Nga hay Nhật,… thì sẽ được hỗ trợ tối đa về mặt quân sự, kể cả đưa vũ
khí trang bị, lực lượng quân đội đến trợ giúp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới, biển, đảo quốc gia. Những bài viết này đều xuất phát từ những chủ thể và
chủ bút luôn có thái độ, hoạt động chống phá Đảng Cộng sản, Nhà nước và chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Không thuần túy là kêu gọi liên minh quân sự ngay
lập tức cho Việt Nam, mà ẩn ý của họ nhắm tới là kích động dư luận xã hội phủ
nhận, lên án và gây áp lực với Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo
ra những bất ổn, tiêu cực về quốc phòng, an ninh, gây mất ổn định chính trị,
phá vỡ nền hòa bình, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Đó mới là mục đích “thực” của họ. Vì vậy, cần phải kiên quyết phê
phán, bác bỏ ý kiến sai trái này, với các cơ sở lý luận, thực tiễn sau:
Thứ
nhất: Tính hai mặt của liên minh quân sự. “Liên minh quân sự là sự
liên kết hoạt động quân sự giữa hai hoặc nhiều nước hay tập đoàn chính trị trên
cơ sở thống nhất về mục đích và lợi ích. Tùy thuộc vào mục đích chính trị,
liên minh quân sự có thể là tiến bộ hay phản động, tự vệ hay xâm lược”. Theo đó
có thể thấy liên minh quân sự tất yếu
không chỉ hỗ trợ và ràng buộc nhau về quân sự mà còn cả chính trị và kinh tế. Liên
minh quân sự phải dựa trên cơ sở thống nhất về mục đích và lợi ích, trước hết
là phải chấp nhận các điều kiện có đi, có lại về chính trị, kinh tế, nhiều khi
là cả chủ quyền quốc gia. Tùy theo mục đích chính trị, kinh tế, “lợi lộc”
đến đâu mà các nước liên minh trước sau sẽ bộc lộ bản chất tiến bộ - phản động,
tự vệ - xâm lược, chính nghĩa - phi nghĩa, vụ lợi - cùng có lợi.
Thứ
hai: Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phát huy sức
mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Những
người kêu gọi “Việt Nam phải liên minh quân sự” thường chê bai, gièm pha về sức
mạnh quân sự Việt Nam hiện nay là “quá yếu”, “lạc hậu”; chính sách quốc phòng
là “dâng đất, bán biển”, là “chính sách quy phục nước lớn…”, v.v. Đây là ý kiến
hoàn toàn sai lầm, phiến diện, chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”, “biết một mà
không biết hai”. Một triết lý hiển nhiên ai cũng hiểu là bất cứ nước nào khi tiến
hành chiến tranh thì đều phải cần đến vũ khí trang bị, phương tiện quân sự cần
thiết, càng hiện đại càng tốt. Nhưng, nếu chỉ dựa vào vũ khí thì Việt Nam không
thể nào đánh bại được mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử đã chứng minh, Việt Nam chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lược bởi chúng ta có một thứ “vũ khí” vô cùng quan trọng,
đó là nhân tố chính trị - tinh thần to lớn, lòng yêu nước nồng nàn, “chúng chí
thành thành”, “toàn dân là lính” của toàn dân tộc. Chính “bảo bối” này mới là
cái thực lực quyết định và nhân lên sức mạnh của mọi thứ vũ khí khác. Trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập,
tự do”, quân và dân Việt Nam đã vượt qua gian khổ, ác liệt, hy sinh, phát huy
cao độ tính năng, tác dụng các loại vũ khí, trang bị hiện có và được bạn bè quốc
tế giúp đỡ, đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh với vũ khí, trang bị hiện đại nhất,
giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà.
Mặc dù nhất quán thực hiện chính sách “4
không”; song, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 xác định: “Tùy theo tình hình
cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần
thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Qua đó cho thấy, chính sách quốc phòng của Việt Nam không chỉ đúng mà còn linh
hoạt, mềm dẻo, hợp lý, hợp thời, nhằm phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực để bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét