Thảo luận về dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ ba ngày 13-6, Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm, đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hồ Chí Minh, Phó tư lệnh Quân khu 7 cho rằng, cần phân cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá năng lực hành nghề cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.
Phân
cấp để bảo đảm quân y trong quân đội
Cơ bản đồng thuận với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa
đổi), đại biểu Đặng Văn Lẫm cho biết, về tổ chức thi, đánh giá năng lực hành
nghề, tổ chức cấp, thu hồi giấy phép hành nghề, khoản 2, Điều 21 và khoản 1,
Điều 26 của dự thảo Luật quy định Hội đồng y khoa quốc gia có trách nhiệm kiểm
tra, đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và thẩm quyền cấp, thu
hồi giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đại biểu TP Hồ Chí Minh, việc tập trung thẩm quyền vào Hội
đồng Y khoa quốc gia như vậy sẽ phát sinh những khó khăn, vướng mắc, nhất là
tác động đến công tác bảo đảm quân y trong quân đội.
Đại biểu nêu rõ, số lượng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
cả nước rất lớn, thủ tục cấp phép phải theo một quy trình, thời gian nhất định;
trong khi đó, các đơn vị quân đội luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, lực
lượng cần được bổ sung tăng cường nhanh. Nhiều đơn vị đóng quân ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, nhà giàn, nếu theo quy trình, thời gian cấp phép
thường sẽ khó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Cùng với đó, cán bộ, nhân viên quân y ngoài kiến thức chuyên môn
ngành y còn phải có năng lực về y học quân sự như: Nội khoa dã chiến, ngoại
khoa dã chiến, tổ chức chỉ huy quân y, y học quân, binh chủng, xử lý vết thương
chiến tranh…
"Do đó, việc tổ chức thi đánh giá năng lực hành nghề đối
với cán bộ y tế dân y, cán bộ quân y trong quân đội cùng một Hội đồng y khoa
quốc gia, cùng một bộ câu hỏi theo dự thảo luật là chưa phù hợp", đại biểu
phân tích.
Bên
cạnh đó, đại biểu Đặng Văn Lẫm cũng cho rằng, trong thực tiễn từ khi thực hiện
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đến nay, Bộ Quốc phòng đã cấp giấy chứng nhận hành
nghề hơn 21.000 hồ sơ cho bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ, hộ sinh, kỹ thuật viên,
lương y và các đối tượng khác; đồng thời cấp 1.873 giấy phép hoạt động cho bệnh
viện, phân viện, bệnh xá, phòng khám và các hình thức khác như trung tâm y tế,
quân y tiểu đoàn, tổ quân y…; ngoài ra còn cấp giấy chứng nhận hành nghề cho
cán bộ, nhân viên quân y, bệnh viện dã chiến tham gia hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đặc biệt là về tiến độ, thời
gian.
Cùng với đó, đại biểu cũng lý giải, nếu thẩm quyền cấp, thu hồi
giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc
phòng quản lý giao cho một tổ chức độc lập ngoài quân đội thì sẽ không bảo đảm
về yếu tố bí mật nhà nước.
Từ những lý do trên, đại biểu kiến nghị phân cấp cho Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá năng lực hành nghề, tổ chức cấp, thu hồi
giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an quản lý.
Đề nghị bổ sung quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù quân sự
Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn sức khỏe, đại biểu Đặng Văn Lẫm kiến
nghị, tại khoản 2, điều 70 dự thảo luật cần bổ sung quy định: “Bộ Quốc phòng
quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù quân sự". Bởi lẽ, Bộ Quốc phòng đang
áp dụng quy định tiêu chuẩn sức khỏe phân cấp, phân nhiệm, quản lý sức khỏe đối
với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đạt nhiều kết quả thiết thực,
hiệu quả.
“Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang
hoạt động thường xuyên, liên tục, thời gian dài, cường độ cao, sức chịu đựng
tốt trong hoàn cảnh, điều kiện khó khăn, thời tiết khắc nghiệt…thì cần có những
quy định về tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong quân đội”, đại biểu nói.
Ngoài ra, tại khoản 5 điều 92, đại biểu cũng kiến nghị bổ sung
quy định: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định các tiêu chuẩn
kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin, hoạt động khám
chữa bệnh trong hệ thống khám chữa bệnh quân đội và công an để phù hợp với tính
thống nhất của dự thảo luật cũng như tính bảo mật của lực lượng vũ trang.
Đặc biệt, về huy động, điều động người tham gia khám bệnh, chữa
bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm
A, đại biểu Đặng Văn Lẫm đề nghị bổ sung quy định: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Công an quy định việc huy động, điều động, phân công các đối tượng
thuộc thẩm quyền quản lý.
bài rất thực tế
Trả lờiXóa