Chiều nay 19-5, TAND Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với nguyên thứ
trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và
13 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Dựa vào kết quả tuyên án, nhiều
cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã cho rằng việc xét xử nguyên Thứ trưởng
Bộ Y tế là hình thức, mục địch để “xoa dịu” dư luận; bôi nhọ hệ thông Tư pháp,
họ còn kích động kêu gọi thay đổi Hiến pháp.
Tuy nhiên, với góc nhìn khách quan, chúng
ta khẳng định rằng sẽ là phiến diện nếu vội vã tin vào những suy diễn có chủ ý
rằng mức án cho cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là nhẹ hơn so với những
kẻ ăn trộm gà. Đó là cách nhìn phiến diện, theo ý chủ quan của một số thành phần,
cá nhân phản động.
Hội đồng
xét xử xác định bị cáo Trương Quốc Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ
chức trách nhiệm vụ được giao, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Cụ thể, bị cáo
Cường đã thiếu trách nhiệm trong việc thành lập, quản lý hoạt động của nhóm
chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc; thiếu trách nhiệm
trong việc điều hành, giám sát bộ phận thường trực đăng ký thuốc; xét duyệt cấp
số đăng ký cho 7 thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada trong khi biên bản thẩm
định và hồ sơ không đủ điều kiện cấp; không đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc
không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả nhãn mác Health 2000 Canada.
Hội đồng
xét xử cũng đã cân nhắc bị cáo Trương Quốc Cường có nhiều cống hiến trong quá
trình công tác, được trao tặng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen… Tại phiên
tòa, bị cáo Cường đã thành khẩn khai nhận hành vi vi phạm, có thái độ ăn năn
hối cải, bị cáo và gia đình đã tự nguyện nộp 1,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ
án… Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho
bị cáo Trương Quốc Cường.
Ngay sau
phiên tòa, đã có những suy diễn, so sánh mức án dành cho cựu Thứ trưởng với
những người khác, trong vụ án khác nhằm đả kích chế độ.
Nhưng
chúng ta phải tỉnh táo bởi chắc chắn một điều rằng, Hội đồng xét xử là người có
nhiều thông tin xác thực nhất về vụ án qua những bằng chứng thu thập được của
cơ quan điều tra, lời khai của bị cáo và những người liên quan tại phiên tòa,
lập luận đối đáp giữa đại diện viện kiểm sát và luật sư bào chữa… Do đó, những
suy diễn thiếu căn cứ thì mức độ tin cậy là rất thấp.
Trên thế
giới, án oan sai vẫn xảy ra, dù ở bất cứ kiểu hệ thống pháp luật nào, chỉ là
nhiều hay ít. Cũng phải nói thêm, nhiều quốc gia theo mô hình tam quyền phân
lập với 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với mục đích chính nhằm
kiềm chế quyền lực của nhau.
Kế thừa những ưu
điểm của hệ thống này, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa 3 cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Trong đó tòa án là cơ quan xét xử và Hội đồng xét xử độc
lập, chỉ tuân theo pháp luật. Vì thế chúng ta phải tỉnh táo trước những âm mưu
xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về Hệ thống Tư pháp, thay đổi
Hiến pháp qua vụ việc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế vừa qua.
Chúng ta phải tỉnh táo trước những âm mưu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về Hệ thống Tư pháp
Trả lờiXóa