36
năm qua kể từ khi Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1986 đến
nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một quốc gia kém phát triển, đến nay Việt Nam trở
thành nước đang phát triển. Chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững;
vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Thế nhưng lợi dụng
Internet, mạng xã hội (MXH) và những mặt tiêu cực trong xã hội chưa được khắc
phục, một số kẻ đã tán phát luận điệu xuyên tạc bản chất của xã hội XHCN, bôi
đen hình ảnh của đất nước Việt Nam. Về tình hình trong nước, họ cường điệu
những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế. Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng họ viết:
Đó chỉ là “cuộc đấu đá giữa nhóm tham nhũng mới với nhóm tham nhũng cũ”. Về chế
độ xã hội họ viết: Ở Việt Nam “các quyền của con người, nhất là quyền tự do
ngôn luận, quyền “tự do Internet, MXH” bị xâm phạm bởi Luật An ninh
mạng…".
Nhìn từ thực tiễn có
thể thấy, từ khi hoàn toàn giải phóng đến nay, Việt Nam đã trải qua những thời
kỳ đầy khó khăn, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bước sang thời kỳ
đổi mới (từ năm 1986 đến nay), mở đầu là Đại hội VI (năm 1986), dựa trên đổi
mới tư duy lý luận-chính trị và kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường
lối chính sách xây dựng xã hội theo mô hình mới của CNXH. Về chính trị, đó là
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Trong mô hình này, các quyền bình đẳng về dân sự và chính trị
được bảo đảm (về phương diện pháp lý). Về kinh tế đó là nền kinh tế thị trường,
nhiều thành phần, cạnh tranh bình đẳng… theo định hướng XHCN do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Về đối ngoại, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Như vậy có thể nói, trong mô
hình mới của CNXH các quyền bình đẳng về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và
văn hóa đã được bảo đảm.
Đi theo con đường của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam không chỉ đã giành
được quyền con người mà còn có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực này từ tư
tưởng lý luận cho đến thực tiễn. Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế là thời kỳ
phát triển vượt bậc của Việt Nam về các phương diện, trong đó có quyền con
người. Các quyền con người đều có những bước bảo đảm cao hơn, vị thế của dân
tộc, đất nước được nâng cao hơn; được cộng đồng quốc tế trân trọng ghi nhận./.
Tất cả thực tế về nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam đã bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Trả lờiXóa