Trên nhiều trang mạng xã hội của các tổ
chức phản động như Việt Tân, các hãng truyền thông hải ngoại chống phá Việt Nam
như RFA, VOA, RFI… phát tán nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), trong đó tập trung đả phá Đề án
thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,TC.Các thế lực thù địch quy kết công tác PCTN
“chỉ là mị dân”, ngụy biện “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính
trị ở Việt Nam”, quy kết “tham nhũng do chế độ độc đảng cầm quyền”! Các thế lực
thù địch, phản động cho rằng, chủ trương thành lập BCĐ PCTN,TC cấp tỉnh là
“không cần thiết, chỉ tốn tiền của dân”, cho rằng việc làm này là “giả tạo”, vẽ
ra câu chuyện “ta đánh ta”, “cộng sản thì ai cũng tham nhũng”… Mục đích các bài
viết nhằm quy kết tham nhũng là “bản chất của chế độ”, từ đó kêu gọi muốn chống
tham nhũng thì phải thay đổi chế độ, phải đa nguyên, đa đảng, phải “xã hội dân
sự”…
Đây thực chất là trò chống phá kiểu
“bình mới rượu cũ” của số đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Số
này cố gắng vẽ ra bức tranh tối màu về công tác PCTN của Việt Nam, phớt lờ thực
tế hiệu quả công tác PCTN, phủ nhận mọi cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính
trị và nhân dân trong việc đẩy lùi vấn nạn tham nhũng; tìm cách gieo rắc tâm lý
bất an, gây ra sự hoài nghi về các chủ trương, quyết sách của Đảng về PCTN, TC,
làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, lấy cớ kích động gây rối an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự đối lập, bất ổn từ bên trong.
Ở nước ta, cuộc chiến PCTN,TC đang được
Đảng, Nhà nước và nhân dân tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, bài bản, đi vào chiều
sâu với quan điểm “không có vùng cấm” và đã đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan
trọng, toàn diện, rõ rệt. Theo số liệu của BCĐ Trung ương về PCTN tại Hội nghị
toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, từ năm 2013 đến 2020, cả
nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có
27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính
trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Chỉ
tính riêng năm 2021, cơ quan có thẩm quyền đã kỷ luật 618 đảng viên do tham
nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 so với năm 2020), trong đó có 32 trường hợp
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là những con số biết nói,
khẳng định công tác đấu tranh PCTN “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Chính những thành quả trong công tác
PCTN đã góp phần loại bỏ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, làm
trong sạch đội ngũ, nhằm xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ. Việc xử lý nghiêm
minh có ý nghĩa cảnh cáo, răn đe phòng ngừa chung, qua đó củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, chế độ; khẳng định vị thế, uy tín của Đảng, đất nước ta
trên trường quốc tế. Như vậy, có thể khẳng định, việc thành lập BCĐ cấp tỉnh về
PCTN, tiêu cực là chủ trương quan trọng, cần thiết, thể hiện rõ tinh thần triển
khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương “trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt!”. Đây là những cơ sở để phản bác luận điệu sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này.
Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa