Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

NVD40 - Gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với bảo vệ chính trị nội bộ

 

Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước, được dư luận, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Những kết quả đạt được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng chính là nhằm góp phần thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ nói riêng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nói chung.

Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ tư tưởng chính trị, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị; với sứ mệnh đặc biệt quan trọng là phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa những nhân tố nội tại có khả năng làm mất uy tín, vị thế, năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Trong tình hình hiện nay, bảo vệ chính trị nội bộ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; đặc biệt, khi vấn đề tham nhũng, tiêu cực đã, đang và ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, được coi là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Đại hội XIII của Đảng thẳng thắn thừa nhận: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị và sự lãnh đạo, chỉ đạo bài bản, quyết liệt và hiệu quả của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5-2012), công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, đi vào thực chất, có bước đột phá chiến lược với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến ngày 27-6-2022, đã có 34 tỉnh, thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.500 vụ án, gần 33.900 bị can, trong đó đã khởi tố, điều tra gần 2.700 vụ, hơn 5.800 bị can liên quan đến tội phạm về tham nhũng. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... đã được tập trung điều tra, xử lý nghiêm. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%.

Những kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua đã góp phần cụ thể hóa phương châm “tuyệt đối không được để lọt vào cấp ủy những người không đủ tiêu chuẩn chính trị, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vi phạm những điều đảng viên không được làm”, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khôi phục, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, với chế độ, làm thất bại mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Từ những kết quả, thông tin thực tiễn trên, có thể thấy, việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, thực chất hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ngày càng góp phần quan trọng vào sứ mệnh của công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với Đảng, với chế độ.

 

2 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...