Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, các thế lực thù địch không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc
đổi mới chúng xuyên tạc, bóp méo đó là mô
hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng không có cái
gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rồi kinh tế thị trường
là của riêng của chủ nghĩa tư bản; họ còn cao giọng rằng kinh tế thị trường và
định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau, gán
ghép xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là chủ quan, duy ý chí và không có
cơ sở khoa học.
Họ cho rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế của các quốc gia vì giữa chúng có sự mâu thuẫn, đối lập. Nếu “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường thì chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, “ghép nước với lửa”, “hai củ khoai bỏ trong một rọ”... Từ đó, họ cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Những
luận điểm sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp tâm xuyên tạc đường lối
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; gây
tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ phận cán bộ, đảng viên,
quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận thức, tư tưởng
trong Đảng và trong xã hội. Họ đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn vô căn
cứ, đòi Đảng ta muốn phát triển kinh tế, phát triển đất nước phải từ bỏ con
đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản; gây
ra sự thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những lý lẽ đó cho
thấy, đó là những luận điểm hết sức sai lầm, không có cơ sở cả về lý luận và
thực tiễn, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong phân tích, những nhận xét chủ quan,
duy ý chí.
Mới đây, một bài viết
trên kênh VOA tiếng Việt đã bình luận rằng: Việc lựa chọn kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là bóp nghẹt kinh tế tư nhân, là không
có tự do cạnh tranh! Nhiều phần tử xấu cũng xuyên tạc về mô hình mà Việt Nam
lựa chọn để phát triển, cho rằng đây là một khái niệm mơ hồ, không có trong
thực tế, nhất là thời điểm chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các
thế lực thù địch đã bình luận rằng: “Kinh tế thị trường và định hướng xã hội
chủ nghĩa khác nhau như nước với lửa”, rồi “không có nền kinh tế thị trường nào
lại có thể kết hợp cùng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng,
kìm hãm thể chế thị trường và kìm hãm cải cách...
Thực tiễn cho thấy qua 35
năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn
diện trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là về phát triển kinh tế. Thành quả
đạt được trong thực hiện chiến lược 10 năm 2011-2020 và trong nhiệm kỳ
2016-2021 đã góp phần quan trọng tô đậm thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử
sau 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực,
vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Việt Nam lựa chọn đường
lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội
nhập quốc tế vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Con đường và cách đi đó thể hiện hiệu quả trên thực tiễn được quốc tế thừa nhận,
đánh giá cao. Những “thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử” của công cuộc đổi mới
35 năm qua đã minh chứng tính đúng đắn của đường lối kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Tăng trưởng
trung bình luôn đạt mức 7% mỗi năm; quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm
2020 đạt 324,7 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN; thu nhập
bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD. Tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 và tiếp tục giảm xuống 2,75% năm
2020 theo chuẩn nghèo đa chiều. Tuổi thọ trung bình của người dân liên tục được
nâng lên từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Năm 2019, chỉ số phát
triển con người của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất của thế giới, nhất là so với
các nước có cùng trình độ phát triển.
Tổng kết 35 năm đổi
mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh:
“Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử này không chỉ là kết tinh sức
sáng tạo của Đảng và nhân dân ta mà còn là sự khẳng định con đường đi lên CNXH
ở nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”.
Cũng tại Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng đồng thời đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH với nguyên tắc nhất quán và xuyên suốt được
đặt lên hàng đầu và bao trùm lên mọi chủ trương, chính sách đó là tất cả vì lợi
ích của nhân dân”.
Là những
công dân nước Việt Nam bản thân mỗi chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, hệ thống,
khách quan, khoa học về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước
những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại lật đổ mô hình
kinh tế của nước ta, bản thân cần có những hành động cụ thể tuyên truyền và khẳng
định nên kinh tế thị trường của nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội
nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước./.
bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa