Mới đây, CPJ đã công bố trao tặng Giải
thưởng Tự do báo chí quốc tế năm 2022 cho Phạm Đoan Trang. Trước đó, nhân vật
này cũng được trao giải thưởng nhân quyền Martin Ennals hồi tháng 1/2022, tại
Thụy Sĩ; Mỹ trao giải Phụ nữ can đảm quốc tế; tháng 5/2021 được công nhận là
thành viên danh dự của PEN tại Đức; được trao giải Tự do báo chí năm 2019 của
Tổ chức Phóng viên không biên giới...
Đây là những giải thưởng thiếu khách quan
và phi lý, vì Phạm Đoan Trang không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, càng
không phải là một nhà báo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam - một quốc gia luôn
quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.
Càng không thể lý giải khi một đối tượng
vi phạm pháp luật Việt Nam lại được tôn vinh, trao giải thưởng tự do báo chí
như một biểu tượng của dân chủ, nhân quyền. Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam Phạm Thu Hằng từng khẳng định: “Phạm Đoan Trang bị bắt giữ và xét xử do có
những hành động vi phạm pháp luật nhiều lần, nghiêm trọng, liên hệ với các tổ
chức và cá nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên
truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân.
Hành vi của Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội”.
Trong khi đó, Anh và
Đức là hai nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong đó bao gồm
nội dung “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phải có lòng tin lẫn
nhau”. Còn Mỹ và Canada là những nước có quan hệ đối tác toàn diện với Việt
Nam. Tuyên bố chung Việt Nam - Canada nêu rõ: “quyết định tăng cường quan hệ
hợp tác, hữu nghị giữa hai nước theo hướng toàn diện… trên cơ sở tôn trọng Hiến
chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi
nước”. Như vậy, việc các nước Anh, Đức, Mỹ, Canada trao giải thưởng vinh danh
một kẻ vi phạm luật pháp Việt Nam, đang thực hiện án phạt tù rõ ràng là hành
động thiếu khách quan và không phù hợp.
Các tổ chức núp bóng nhân quyền như Phóng
viên không biên giới (RSF), Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW), Ân xá quốc tế
(AI)... đã lớn tiếng phản đối và kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho
Phạm Đoan Trang. RSF đã cố tình xuyên tạc “vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là ví dụ
mới nhất về việc đàn áp những tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam”. HRW cho rằng
“Phạm Đoan Trang đã dấn thân để tìm cách giải thích cho các công dân Việt Nam
về những quyền hạn của chính họ, đúng theo Hiến pháp Việt Nam”. Còn AI xuyên
tạc: “Việc Phạm Đoan Trang bị bắt là một hành động đáng chê trách. Bà là một
nhân vật hàng đầu cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam”. Những tuyên bố
sai sự thật trên của AI, RSF, HRW thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào
công việc nội bộ của Việt Nam; cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân
quyền, nhằm làm cho cộng đồng thế giới hiểu sai về quan điểm, chính sách của
Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam đối với bạn bè thế giới. Việc kêu gọi trả tự
do cho một kẻ vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang là vô căn cứ.
không ai có thể cứu tên phản động Đoan Trang này được
Trả lờiXóa