Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

NVH39 - Nhận diện và đấu tranh với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam hiện nay

 


        Internet mang lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống và cung cấp thông tin đa dạng cho người dân nhưng người dùng Internet cũng dễ trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo.Trong đó, tội phạm công nghệ cao trong ngành Ngân hàng đang ngày càng tinh vi, phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề khi mà hàng lang pháp lý ở nước ta còn nhiều hạn chế và bất cập, cùng với đó là sự thiếu cảnh hiểu biết cũng như bản tính chủ quan của người dân,… đã và đang là những nguyên nhân để loại tội phạm này ngày càng phát triển.

Thủ đoạn phạm tội diễn ra ngày càng phức tạp dưới một số hình thức phổ biến sau:

Thứ nhất, truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn này được thực hiện bằng việc sử dụng một số phần mềm (tools) để phát hiện lỗi của các website bán hàng qua mạng, ngân hàng thanh toán qua mạng, xâm nhập vào cơ sở dữ liệu lấy quyền quản trị của admin để trộm cắp dữ liệu để lấy địa chỉ email, thông tin khách hàng, thông tin thẻ tín dụng, tài khoảng cá nhân, bằng hình thức phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với nhiều biến thể qua thư điện tử, đường link website, diễn đàn, mạng xã hội hoặc các phần mềm miễn phí, phần mềm được sử dụng phổ biến để thu thập, trộm cắp, thay đổi, phá hủy trái phép cơ sở dữ liệu; Chiếm quyền điều khiển máy chủ, sau đó thay đổi giao diện của trang web bị tấn công, tạo website giả….

Thứ hai, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn rác và mạng xã hội Facebook, Zalo. Lợi dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông đưa ra thông tin trúng thưởng để lừa đảo. Cụ thể: Gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng đến các số điện thoại, gửi các đường link thông báo trúng thưởng đến các tài khoản trong trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Skype, Viber...), các website game. Một số người nhận được các cuộc gọi đến xưng danh là cán bộ của ngân hàng thông báo việc khách đã trúng thưởng, đề nghị khách hàng chuyển tiền để làm thủ tục nhận thưởng; hoặc thông báo thẻ tín dụng có vài vấn đề và yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan để điều chỉnh; xưng danh là cán bộ điều tra yêu cầu nộp tiền vào một tài khoản khác để bảo lãnh, phục vụ việc điều tra...

Thứ ba, phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực thanh toán điện tử và thẻ ngân hàng. Ở dạng tội phạm này, trước hết các đối tượng phạm tội thường dùng mọi cách để có thông tin thẻ ngân hàng. Tội phạm thường sử dụng thiết bị hiện đại gắn vào ATM/POS; cài phần mềm gián điệp, mã độc tấn công ATM và hệ thống thẻ; bẻ khoá hệ thống bảo mật, đánh cắp thông tin của chủ thẻ rồi chế tạo thẻ ngân hàng giả để sử dụng bất hợp pháp dưới thủ đoạn mua bán thẻ ngân hàng giả; rút tiền tại các ATM/POS; thanh toán trực tuyến...

Hiện nay, các hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi, đe dọa tới độ an toàn thông tin có thể đến từ nhiều nơi theo nhiều cách. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách và phương pháp đề phòng là rất cần thiết. Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: 

Thứ nhất, Các cơ quan chức năng cần phải liên tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính… Pháp luật hình sự cần kịp thời tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm mới phát sinh trong xã hội, có tính nguy hiểm cao, uy hiếp an ninh của con người và của xã hội.

Thứ hai, Cần phải tiếp tục kiện toàn tổ chức, lực lượng chức năng nhằm phát hiện, đấu tranh phòng chống các tội phạm sử dụng công nghệ cao, thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cùng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ, nhất là các cán bộ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thứ ba, Nâng cấp công nghệ và các giải pháp an ninh bảo mật cơ bản mà các ngân hàng đang triển khai như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IPS/IDS), hệ thống phòng chống virus, xác thực đa thành tố đối với giao dịch điện tử, mã hóa dữ liệu đối với các hệ thống quan trọng... để ngăn chặn và cảnh báo, và bảo vệ cho các server, website, cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm phòng chống tội phạm công nghệ cao; Cảnh báo mọi người dân cần cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc số OTP khi thực hiện các giao dịch thanh toán hoặc thực hiện bất kỳ yêu cầu thay đổi thông tin trên mạng xã hội, forum, website, email, điện thoại...

Tội phạm sử dụng công nghệ cao gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông. Cùng với xu thế mới của thời đại, tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản trên đây nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

 

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...