Do vị trí, tầm quan
trọng và những thành tựu to lớn của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nước ta, trong
thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài
nước tập trung xuyên tạc, chống phá đường lối đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy,
việc nhận diện rõ những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch để có giải
pháp phòng, chống; cũng như vững tin vào đường lối đối ngoại được Đảng ta xây dựng,
hoàn thiện và phát triển trong thời kỳ đổi mới đất nước là rất cần thiết.
Các
thế lực thù địch đã lợi dụng các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội
để xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta;
tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cho rằng đường lối, chính sách đó đã “lạc hậu,
lỗi thời”, “không còn phù hợp”, nhất là trong tình hình hiện nay. Chúng lập
luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau,
nên việc Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo
thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy của thế giới bên
ngoài”, chính sách đối ngoại đó đã thực sự “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù
hợp” và đã trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước.
Thứ hai, nhiều diễn đàn trên mạng xã hội lên tiếng bóp méo, xuyên
tạc rằng chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước
lớn của Việt Nam là “đường lối trung dung”, là “đi dây” trong quan hệ với các
nước lớn, như thế là “tự cô lập” mình, “tước
đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Lợi dụng một
số hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta trong thời gian qua, nhất là việc đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ, một số thế lực cố tình xuyên tạc rằng Việt Nam
đang ngấm ngầm “theo chân nước này chống nước kia”, theo đó họ cáo buộc Việt
Nam đã “từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình”.
Thứ ba, một số phần tử
phản động trong và ngoài nước lên tiếng xuyên tạc chính sách đối ngoại trên
lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam, cho rằng Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính
sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết
với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử
dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) là “tự trói tay mình”, là chính sách
“không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi” vì nếu không thay đổi sẽ không
thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước. Từ đó, họ kêu gọi Việt Nam cần
tham gia các tổ chức quân sự, các liên minh quân sự quốc tế để tăng thêm thế
lực. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch
lợi dụng cuộc xung đột Nga - Ukraine các thế lực thù địch, phản động rêu rao
rằng Việt Nam nên rút kinh nghiệm từ xung đột Nga – Ukraine, tham gia “liêm
minh quân sự”, bỏ chính sách “4 không” để tăng cường sức mạnh, bảo vệ đất nước
trước các nước lớn.
Liên quan các vấn đề
này chúng ta phải nhận thức rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta
là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là
bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế; vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và
phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp
quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu
rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế” Thực hiện nhất quán quan điểm chỉ đạo đó, từ khi
tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã tiến hành hội nhập
ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay,
Việt Nam có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; là đối tác
chiến lược toàn diện với các nước Ân Độ, Trung Quốc và Nga, Hàn Quốc. Đặc biệt,
Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN đã thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược
và Đối tác chiến lược toàn diện với toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm nước G7 và 13/20 nước G20 và 8/9 nước trong ASEAN.
Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị
xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu,
76,7% tổng lượng khách du lịch; đóng góp 74% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Quá trình này đạt được những thành tựu to lớn, tạo bước ngoặt trong công
cuộc đổi mới. Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói:“Với tất cả sự khiêm tốn,
chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực,
vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”Điều đó cho thấy chủ trương đúng đắn, chủ
động tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Với chính sách quốc phòng “bốn không”, mà trọng yếu là không
liên minh quân sự là biểu hiện đặc thù của đường lối, chính sách độc lập, tự chủ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong bối cảnh
lịch sử mới, là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Thực hiện chính sách này, chúng
ta mới có thể kết hợp và phát huy tốt nhất các nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập,
chủ quyền. Vì vậy, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối
ngoại của Việt Nam là đi ngược lại lợi ích chung của đất nước và Nhân dân; là sự
phủ nhận trắng trợn những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện
chính sách đối ngoại.
Vì vậy, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính
sách đối ngoại của Việt Nam là đi ngược lại lợi ích chung của đất nước và Nhân
dân; là sự phủ nhận trắng trợn những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện
chính sách đối ngoại. Những thành tựu không thể phủ nhận của chính sách và công
tác đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới chính là minh chứng để khẳng định
đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta; vừa là luận cứ xác đáng để
đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Bởi vậy, hơn lúc nào
hết mỗi chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận
diện các luận điệu, thủ đoạn xuyên tạc đường lối đối ngoại để chống phá Đảng,
Nhà nước ta của các thế lực, thù địch, phần tử xấu./.
Người dân không nên tin những tên phản động nói
Trả lờiXóa