Năm mươi năm đã
đi qua, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, ý nghĩa
chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Những số liệu đưa ra đã được thẩm định,
đánh giá với bằng chứng xác thực, cả phía Mỹ và Việt Nam đều thừa nhận chứ
không phải là những con số tự nghĩ ra hay thích thì ghi số này, sau lại sửa số
khác. Cần khẳng định rõ, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” có được nhờ
đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Việt
Nam.
Những hình ảnh hào hùng tạo nên chiến
thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Trong những ngày cuối tháng 12/2022, các cơ quan chức năng triển khai nhiều
hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ
trên không” (12/1972 – 12/2022). Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một
mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Thế nhưng trong dịp này, các thế lực xấu lại rêu rao, đưa ra nhiều bài viết
xuyên tạc lịch sử, cho rằng chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chỉ là do
“gặp thời”, “may mắn”. Họ còn cho rằng quân và dân Việt Nam sẽ không thể làm
nên một “Điện Biên Phủ trên không” nếu khi đó Mỹ tiếp tục duy trì cuộc ném bom
hủy diệt miền Bắc thêm một thời gian nữa. Có bài viết “vặn” vấn đề rằng, Mỹ ký
Hiệp định Paris là do phía Mỹ chủ động chứ không phụ thuộc vào kết quả cuộc ném
bom trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 tại miền Bắc Việt Nam...
Một bài viết đăng trên BBC News Tiếng
Việt cho rằng, trong cuộc chiến tranh 12 ngày đêm ấy, các phi công Mỹ bị bắt,
cầm tù, tra tấn và thường xuyên bị bêu riếu trên truyền hình, tạo sức ép cho
chính quyền Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán Paris mới được đưa tù binh Mỹ về
nước. Họ biến mọi con số thống kê thành ảo khi nghi ngờ rằng, Việt Nam cố tình
thống kê quá mức con số bắn hạ máy bay B52 để khuếch trương thanh thế!
Những luận điệu trên làm sai lệch bản
chất sự kiện, tung ra những con số ảo và tạo nghi vấn về các số liệu lịch sử
nhằm gây nhiễu loạn thông tin, xuyên tạc ý nghĩa, giá trị của chiến thắng “Điện
Biên Phủ trên không”. Trên thực tế, chính Mỹ đã thừa nhận mình là bên không
chịu nổi tổn thất và buộc phải ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc và ngồi vào
bàn đám phán ký kết Hiệp định Paris.
Trong 12 ngày và đêm, Mỹ đã sử dụng 663
lần máy bay B.52 và 3.920 lần máy bay chiến thuật ném xuống Hà Nội, Hải Phòng
và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom, đạn.
Chiến dịch thả bom đã huỷ diệt nhiều phố xá, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà,
trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết
chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác.
Với sự chủ động, sáng tạo của nghệ thuật
quân sự Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách đánh máy bay B.52, các
lực lượng vũ trang ta với nòng cốt là quân chủng Phòng không - Không quân và
nhân dân miền Bắc, nhất là quân dân Thủ đô Hà Nội đã phát huy sức mạnh tổng hợp
của thế trận phòng không nhân dân vững chắc, hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa
các lực lượng, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng.
Ngay từ trận đầu ra quân, đêm
18/12/1972, ta đã bắn rơi tại chỗ “siêu pháo đài bay B.52”, mở màn cho những
thắng lợi vang dội trong những trận đánh tiếp theo. 12 ngày đêm chiến đấu anh
dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân vàdân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc
tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có, chủ yếu bằng B.52 của
Mỹ, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Sau thất bại này, Mỹ phải
tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 17 trở ra và chấp nhận quay trở lại bàn đàm
phán. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu phải rút
khỏi miền Nam Việt Nam.
Bài viết trên tạp chí Air & Space
cũng nêu rõ, do thiệt hại ngoài sức tưởng tượng nên ngày 30/12/1972, Tổng thống
Nixon đã ra lệnh chấm dứt ném bom… Vậy là Hiệp định Paris đã được ký với nội
dung về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm
phán bị kéo dài do Mỹ từ chối ký kết trước đây. Bài viết cũng cho rằng, Mỹ đã
chịu rất nhiều tổn thất để rồi vẫn phải ký vào văn bản mà họ không muốn ký,
điều này đồng nghĩa là mục tiêu của Mỹ khi phát động chiến dịch Linebacker II
thực sự thất bại. Chiến dịch Linebacker II bị phản đối mạnh mẽ trên khắp thế
giới, cả ở các nước XHCN lẫn các nước phương Tây, thậm chí tại Mỹ, Nixon còn bị
chỉ trích là kẻ điên rồ ./.
Xử lý nghiêm những kẻ lật sử
Trả lờiXóa