Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngày Toàn quốc kháng chiến

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám đến gặp, trao tận tay cho Xanhtơni một bức thư ngắn, nội dung tỏ ý rất đáng tiếc về tình hình đã trở nên quá xấu và đề nghị: Trong khi chờ đợi quyết định của Pa-ri, tôi mong rằng ông sẽ cùng ông Hoàng Minh Giám tìm một giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại.Nhưng Xanhtơni đã từ chối không tiếp và hẹn đến hôm sau mới nhận thư. Như vậy, mọi nỗ lực của ta nhằm duy trì hoà bình đã bị kẻ thù bác bỏ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chủ toạ Phiên họp bất thường của Thường vụ Trung ương Đảng được bắt đầu từ ngày 18/12/1946. Hội nghị đã quyết định phát dộng cuộc kháng chiến toàn quốc vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp trao mật lệnh cho các mặt trận về ngày giờ cuộc giao chiến trong toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại gác 2, ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương làng Vạn Phúc (Hà Đông).
Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc vang rền, bắt đầu từ mặt trận Hà Nội, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thanh khắp cả nước. Đây là một lời hịch cứu nước kết tinh ý chí sắt đá và trí tuệ sáng suốt của Hồ Chí Minh và của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc ta quyết tâm đứng lên chiến đấu vì độc lập của dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Văn kiện lịch sử quan trọng này chỉ có 205 chữ, song nó đã phác thảo ra những nét cơ bản về đường lối của kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến và dựa vào sức mình là chính.
Ngày Toàn quốc kháng chiến là một ngày LS, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trên 2 phương diện:
Một là, toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và Đảng ta, một đúng đắn vốn là kết quả của một thời kỳ Người và Đảng ta sáng suốt chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua những thử thách ghê gớm nhất.
Hai là, quyết định lịch sử này mở ra một thời kỳ kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài đánh bại đế quốc Pháp, mở ra thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Sự tồn tại của chính quyền cách mạng và nền độc lập của dân tộc bị đe doạ do sự trỗi dạy mạnh mẽ của nhiều lực lượng phản động trong nước và sự bao vây của các lực lượng quân đội nước ngoài. Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, với danh nghĩa và quân đồng minh đến giải giáp quân đội Nhật, 20 quân Tưởng ô hợp đã tràn vào nước ta với mục tiêu: diệt Cộng, cầm Hồ. Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, quân Anh tràn vào, đi theo quân Anh là một đại đội lính Pháp và ngay trong ngày 23/9/1945, quân Pháp đã nổ súng tấn công và xâm lược miền Nam nước ta. Đằng sau những hành động lấn tới đó của các lực lượng nước ngoài vào nước ta đều có sự yểm trợ của Mỹ. Các lực lượng phản động trong và ngoài nước xuất hiện và đến nước ta với nhiều danh nghĩa khác nhau nhưng chúng có cùng chung một mục đích là tiêu diệt chính quyền Việt Nam DCCH và nền độc lập dân tộc mà ta mới giành được.
Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đã sáng suốt, chủ động lựa chọn những đối sách đúng đắn nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhất trong tình thế vận nước đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc đã được coi là nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn này.
Một là: Về kiến quốc, củng cố và xây dựng chế độ mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Một cuộc Tổng tuyển cử thành công sớm nhất trong các cuộc cách mạng trên thế giới. Xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc dân chủ của chính quyền nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các Bộ và Uỷ ban hành chính các cấp về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 2/3/1946, thành lập Chính phủ liên hiệp Kháng chiến. Để diệt giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào hũ gạo cứu đói, kêu gọi đồng bào ta sẻ cơm, nhường áo để giúp đỡ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.
Hai là: Lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946.
Mặc dù luôn xác định kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp nhưng trong tình thế đầy khó khăn thử thách, để tránh tình trạng cùng một lúc dân tộc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra nhiều đối sách phù hợp và sáng tạo. Trước tiên là hoà Tưởng đánh Pháp. Ba là: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946.
Sau khi chiếm được Sài Gòn và đánh ra Nam Trung bộ, thực dân Pháp nóng lòng đánh ra miền Bắc. Theo dõi quan hệ Pháp – Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ cả Pháp và Tưởng sẽ đi đến chấm dứt xung đột, chúng sẽ dàn xếp để quân Pháp đổ bộ ra Bắc, nên đã đưa ra giải pháp nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do trong Khối liên hiệp Pháp với việc Ký Hiệp định Sơ bộ Pháp – Việt ngày 6/3/1946.
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, là kết tinh trực tiếp của quyết định đúng đắn, sáng suốt đó. Trong lời kêu gọi lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến. Chỉ ra dã tâm xâm lược muốn đặt ách nô lệ lên dân ta một lần nữa của TD Pháp. Người nêu rõ lập trường của DT trước sự lấn tới và dã tâm xâm lược của TD Pháp: Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Người đã phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và chỉ rõ phải đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh bằng mọi thứ vũ khí, trang bị.
Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ cả dân tộc ta quyết tâm một lòng một dạ đứng lên đánh quân xâm lược. Tinh thần quyết chiến quyết thắng của ngày Toàn quốc kháng chiến đã liên tục được phát huy trong hơn ba ngàn ngày kháng chiến, chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi Điện biên lịch sử huy hoàng.
Bài học và ý nghĩa lịch sử của Ngày Toàn quốc KC với hôm nay.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định thời điểm phát động cuộc kháng chiến toàn quốc đúng lúc, đúng thời cơ.
Khi không còn đường nào khác. Khi đã không còn một chút hy vọng nào cứu vãn hoà bình do dã tâm xâm lược và sự ngoan cố của kẻ thù đế quốc thì phải chủ động vùng lên chống lại chúng.
Hai là, khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, tự do, GPDT và những mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Kiên trì kháng chiến không nao núng trước sức mạnh và mọi sự uy hiếp của kẻ thù. Nêu cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước, tiếp nói và phát huy truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc. Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Ba là, sớm hoạch định đường lối KC và kiến quốc đứng đắn, sáng tạo
Để có kháng chiến toàn quốc kịp thời đúng lúc, thì trước đó, từ ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” nêu rõ chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc và đường lối trường kỳ kháng chiến. Ngày 12/12/1946, một tuần trước Ngày Toàn quốc kháng chiến, Thường vụ TW Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến”. Trong đó, đã nêu ra mục đích cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta: Tính chất, chính sách, cách đánh, chương trình kháng chiến, cơ quan chỉ đạo kháng chiến, những điều răn trong khi kháng chiến, các khẩu hiệu chỉ đạo hành động trong kháng chiến…
Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sáng tạo một phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng – chiến tranh toàn dân.
Với khoa học, nghệ thuật quân sự độc đáo tổ chức được toàn dân kháng chiến, cả nước đánh giặc, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu hoá mặt mạnh và sở trường tác chiến của đối phương là thực dân Pháp. Chúng có một đội quân xâm lược nhà nghề với các phương tiện chiến tranh hiện đại hơn hẳn lực lượng võ trang của chúng ta, chúng muốn đánh nhanh thắng nhanh nhưng cuối cùng đã bị thất bại thảm hại.
Hôm nay, nghiên cứu, học tập, ôn lại những hoạt động quan trọng, đúng đắn, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí minh với Ngày Toàn quốc kháng chiến, thật sự là một việc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Chúng ta thêm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...