“Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày cuối năm
1946 vẫn luôn là một dấu ấn đặc biệt, thể hiện tư duy sắc bén, tầm nhìn chiến
lược của vị lãnh tụ tối cao trong thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc và
để lại nhiều bài học quý báu.
Trước
việc thực dân Pháp leo thang chiến tranh xâm lược, ngày 18 và 19/12/1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc, Hà Đông do Chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ trì, đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược trên phạm vi cả nước và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến. Ngay đêm
19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trở thành tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu
quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống anh hùng, bất
khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu
tranh với sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bản lĩnh trí tuệ của
người Việt Nam.
Bảy thập
kỷ trôi qua kể từ ngày mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, những dấu tích của
những năm tháng hào hùng đó có thể bị bào mòn bởi thời gian, nhưng âm hưởng,
tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử để lại trên mảnh đất này đến nay vẫn
vẹn nguyên giá trị. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, các thế lực thù địch đang thực hiện
chống phá, tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó, chiến lược
“diễn biến hòa bình” được coi là biện pháp hữu hiệu hàng đầu để chúng điên
cuồng chống phá.
Mặc dù
thời gian đã trôi xa nhưng tinh thần của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
vẫn đang nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta về sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc ngay từ trong thời bình trên mặt trận phòng, chống “diễn biến hòa
bình”.
Một là:
bài học về quyết định thời điểm phát động cuộc kháng chiến toàn quốc
đúng lúc.
Cần phải
nhận thức rằng, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã
tiến hành nhiều năm nay, trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, vì
vậy, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” phải được tiến hành thường xuyên,
liên tục, kiên trì, kiên quyết, mọi lúc, mọi nơi khi “đất nước chưa nguy”.
Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng”, trên thực tế, Đảng, Nhà nước
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều biện pháp, kể cả phải “nhân nhượng”
để tránh một cuộc chiến tranh có thể xẩy ra.
Trong
cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” hiện nay, chúng ta phải quán triệt
quan điểm lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện một cách kiên trì, khoa học và
quyết liệt những nội dung trong văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XII
về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nhằm “làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận
điệu sai trái”. Ngăn chặn ngay từ đầu, có hiệu quả những âm mưu và thủ đoạn của
các thế lực thù địch, đó là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi, hạn chế tối
đa tác động của “diễn biến hòa bình” đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay.
Hai là: nêu
cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy lực lượng
tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, đó chính là lực lượng toàn
dân. Người nhắc tới hai lần cụm từ “đồng bào”, từ “đồng bào” có ý nghĩa như từ
“đồng bọc”, sinh ra cùng một “bọc”, có chung nguồn cội dân tộc. Vì vậy hai chữ
“đồng bào” được đặt riêng trong hai câu, ở hai dòng trong tổng thể lời kêu gọi
rất ngắn gọn như lời hiệu triệu của hồn thiêng sông núi, của “tổ tiên Lạc –
Hồng”, của anh linh các anh hùng dân tộc đối với mọi người dân Việt Nam. Cụ thể
hơn, người kêu gọi toàn dân và toàn quân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới
già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc” và “anh em binh
sĩ, tự vệ, dân quân”.
Vì vậy,
để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, Đảng và Nhà nước ta khẳng định,
cần tạo nên sức mạnh vô địch bằng cách phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước,
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Quan điểm “sức mạnh
tổng hợp” đã được thực hiện thành công trong đấu tranh cách mạng, trong chiến
tranh bảo vệ và giải phóng Tổ quốc trước đây phải được phát huy cao độ và phát
triển trong cuộc đấu tranh mới này. Mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và mỗi
người dân cần đề cao cảnh giác, coi cuộc đấu tranh này là nhiệm vụ chung, có
trách nhiệm tham gia tự nguyện, tích cực, có hiệu quả để nhân lên sức mạnh
chung của toàn dân tộc mạnh hơn hẳn sức mạnh chống phá của các thế lực thù
địch. Thực hiện mỗi người là một chiến sĩ trên mặt trận chống “diễn biến hòa
bình”, trong đó cán bộ, đảng viên phải là người đi tiên phong.
Ba là: giữ vững, củng cố và
nâng cao niềm tin về mục tiêu lý tưởng cách mạng.
Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết
hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”. Đó là niềm tin đúng đắn của Người
dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền thống chống ngoại xâm của
dân tộc ta.
Vì vậy,
chúng ta phải chủ động định hình, thiết lập hệ thống khung lý luận, luận cứ,
luận điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận khoa học, sẵn sàng tuyên truyền và đáp
trả những quan điểm, tư tưởng thù địch. Các cơ quan khoa học, các học viện, nhà
trường hàng đầu về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước phải là
lực lượng tiên phong, nòng cốt trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà
nước để xác lập hệ thống các luận cứ đấu tranh tư tưởng, lý luận chính xác,
thống nhất; đồng thời giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, tạo
dựng một hệ thống cán bộ chuyên trách, sắc sảo vềđấu tranh và hiệu quả trong
tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
“Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” là niềm tự hào, là nguồn cổ vũ, động viên cho toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” nói riêng và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét