Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” lời hịch non sông

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người là kết tinh của tất cả phẩm chất cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, của khát vọng dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng, về ý chí kiên trì, bền bỉ, phấn đầu vì một mục tiêu duy nhất đó là Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” và “Ham muốn tột bậc của tôi là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là một trong những di sản vô cùng quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta, là động lực to lớn, cổ vũ tinh thần cho dân tộc ta trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

          Lịch sử dân tộc Việt Nam là quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước, đầy gian khổ, hy sinh, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta mãi mãi khắc ghi những giờ phút sục sôi, nhân dân nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi theo lời hiệu triệu của “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”…

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân lao động, người dân Việt Nam từ đây trờ thành những người chủ thực sự của đất nước. Song một chính quyền non trẻ, một dân tộc đói, nghèo, dốt, hậu quả từ chính sách ngu dân và sự bóc lột tàn bạo, kiệt quệ của thực dân Pháp. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm bủa vây, tình hình đất nước trở nên “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Trong thời điểm đó, thực dân Pháp lại tiếp tục dã tâm một lần nữa biến Việt Nam thành thuộc địa. Sau tròn 87 năm, một lần nữa thực dân Pháp lại nổ súng cướp nước ta vào ngày 23.9.1945. Chúng liên tục gây hấn, tàn sát đồng bào ta, mặc dù Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương theo đuổi hòa bình “ còn nước còn tát” để tránh đổ máu cho hai dân tộc Việt- Pháp. Đáp lại thiện chí đó, thực dân Pháp càng thể hiện rõ dã tâm hơn, bắt buộc dân tộc ta phải đứng lên đánh giặc.
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa”.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Đó là lời tuyên chiến với kẻ thù, đồng thời, đó cũng là tiếng lòng của hàng triệu người dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam được sống trong độc lập, tự do, hòa bình.
Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, không có cách nào khác đó là cả dân tộc đoàn kết một lòng “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”, sử dụng bạo lực cách mạng “ ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Với một niềm tin tất thắng, người khẳng định rằng “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm”.
Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.  
Đúng như dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau chín năm vào năm 1954 - “Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chứng tỏ sức mạnh của lòng yêu nước phi thường của quân và dân ta, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc gian khổ chiến đấu và hy sinh dành lại một nửa Việt Nam hòa bình làm tiền đề cho một Việt Nam độc lập và thống nhất. Ba mươi năm sau vào mùa Xuân 30/4/1975, đội quân bách chiến bách thắng của Người đã cắm cờ chiến thắng lên nóc Đinh Độc lập, kết thúc cuộc chiến tranh mười nghìn ngày đem lại độc lập tự do cho dân tộc, Bắc - Nam thống nhất, sum họp một nhà.
Có thể nói, ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.

          70 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 19/12/2016- 19/12/2016) vẫn có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát động đúng thời điểm như một cương lĩnh vang dậy non sông, đất nước làm thức tỉnh lương tri và nhân loại tiến bộ thể hiện ý thức sâu sắc giá trị của độc lập dân tộc và niềm tin vững bền về con đường cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng CNXH còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhất định chúng ta sẽ thành công, nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh sẽ ngày càng khẳng định thế và lực quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Lịch sử cũng vẫn âm vang lời Bác gọi, đầy ắp hào khí, kết tinh của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, để cả dân tộc vùng lên, viết tiếp những trang sử mới, rất đỗi hào hùng.


Kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến, đây là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhanh chóng đưa đất nước bước ra khỏi tình trạng tham nhũng, lãng phí, nghèo nàn lạc hậu, phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu vẫn hằng mong muốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...