Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Đất nước ta có bao giờ được như thế này chăng?

"Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa".

Đây là một số lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 13/11/ 2016, tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh) nhân dịp tới dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thế lực thù địch đã xuyên tạc, trên trang mạng “Danlambao” đã thay đổi từ ngữ, dẫn trích không đầy đủnhằm mở đầu cho những luận điệu xuyên tạc của chúng về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành đất nước của Nhà nước ta.

Hơn 88 năm qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã lập nên những kỳ tích to lớn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Thực dân Pháp rút, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp trực tiếp xâm lược nước ta.

Đảng ta đã lãnh đạo đất nước thực hiện hai chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng, thu giang sơn về một mối.

Trải qua hơn 30 năm phấn đấu bền bỉ, phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Ðại hội VI đến nay là một công trình sáng tạo lớn, giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện.

Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997 - 1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 - 2010, GDP đạt 7%/năm.

Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Năm 2016, GDP tăng 6,21%. Năm 2017, GDP tăng 6,81%.

Hơn 32 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Ðời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế mới và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 88 năm qua đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang.

Và cũng chính trong quá trình đó, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy.

Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.


Hiện nay, các thế lực phản động tung ra các luận điệu xuyên tạc lịch sử trên các trang mạng internet dưới nhiều hình thức đòi xét lại nền tảng tư tưởng của Đảng, lấy một số dẫn chứng hạn chế về kinh tế xã hội trong quá trình Đảng lãnh đạo đất nước để quy toàn thể, cho rằng Đảng ta đang đưa đất nước về đâu, dân tộc về đâu, phát triển thụt lùi, một đất nước tan hoang là hoàn toàn sai trái, phản lại truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng, mục đích của chúng là lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của một bộ phận thế hệ trẻ, một số kẻ bất đồng chính kiến, thiếu hiểu biết về lịch sử, thiếu cái nhìn toàn diện vế đất nước để tạo ra dư luận xấu, gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do vậy, mọi người khi tham khảo trên trang mạng xã hội, các trang mạng không chính thống cần hết sức cảnh giác, không mắc mưu của các thế lực thù địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...