Phủ
nhận, xuyên tạc về con đường đi lên CNXH ở nước ta của các thế lực thù địch và
những phần tử cơ hội, xét lại luôn diễn biến phức tạp cả quy mô và chiều sâu.
Chúng
đòi chúng ta “lựa chọn lại” mục tiêu, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhân dân ta đã lựa chọn; đòi chúng ta phải từ bỏ con đường CNXH, muốn đất
nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi tên Đảng, tên nước, công
khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ lập luận rằng, đường lối
phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, là
không tưởng. Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ chủ
nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường này không thể
thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập
nhau. Chúng còn đưa ra quan điểm xét lại, rằng: Nếu như không đi theo con đường
CNXH thì có lẽ Việt nam bây giờ sẽ như những nước phát triển…
Những
luận điệu nói trên có mục đích là gây sự hoài nghi; phá vỡ sự đồng thuận xã
hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến
tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta đi vào con đường tư bản chủ
nghĩa.
Để
tìm câu trả lời chính xác cho những luận điểm trên, cần trở lại với lịch sử dân
tộc thời điểm những năm đầu thế kỷ XX. Trước dã tâm xâm lược của Thực dân Pháp,
Triều đình nhà Nguyễn thể hiện sự yếu ớt và bạc nhược để rồi câu kết với thực
dân để hòng giữ quyền cai trị. Sau đó là hàng loạt phong trào đấu tranh của
những người yêu nước nhưng đều thất bại do thiếu một tầm nhìn của thời đại mới,
không chỉ ra một cách đúng đắn mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt của cách
mạng Việt Nam, không xác định đúng và đầy đủ đối tượng mà cách mạng Việt Nam
cần đánh đổ…
Cho
đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cách mạng Việt Nam mới thực sự có sự
chuyển biến về nhận thức và hoạt động đấu tranh. Đảng đã khẳng định mục tiêu
trước mắt là phải làm cuộc cách mạng để đánh đổ chế độ thực dân Pháp xâm lược
và phong kiến phản động, giành độc lập dân tộc dân chủ, với khẩu hiệu “Dân tộc
độc lập, người cày có ruộng”, chuẩn bị những tiền đề cơ bản để đi lên chủ nghĩa
xã hội. Lộ trình đó của cách mạng Việt Nam rõ ràng bao gồm hai giai đoạn: cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này
kế tiếp nhau, có mục tiêu, nội dung, phương thức khác nhau, nhưng đều nằm trong
phạm trù cách mạng vô sản, bởi nó được một chính đảng của giai cấp công nhân -
đại biểu cho lợi ích của nhân dân và cả dân tộc Việt Nam lãnh đạo.
Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân có nhiệm vụ cơ bản là đánh đổ ách thống trị của
đế quốc xâm lược và tay sai bán nước, giành độc lập dân tộc và dân chủ. Trong
những điều kiện cụ thể của thế giới, của Việt Nam lúc đó và đặc biệt là trước
bản chất ngoan cố, hiếu chiến của thực dân, phong kiến, để thực hiện mục tiêu
dân tộc và dân chủ, cách mạng Việt Nam không còn con đường nào khác là phải sử
dụng những phương thức của cách mạng bạo lực là khởi nghĩa vũ trang, chiến
tranh cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh việc xác định nội dung, phương thức đó
là hoàn toàn phù hợp, được cả dân tộc đồng tình, chung sức và đã đi đến thắng
lợi vào mùa xuân 1975.
Mặc
dù trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
đúng là trong xã hội, trong Đảng vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, thậm chí có
hạn chế, thiếu sót rất nghiêm trọng và kéo dài. Nhưng những thành quả của cách
mạng XHCN, của sự nghiệp đổi mới thì không thể phủ nhận. Các thành tựu trên mọi
mặt từ kinh tế, chính trị đến đời sống xã hội và vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế đã chứng minh điều đó. Còn nhưng sai phạm, khuyết điểm, hạn chế, thiếu
sót kia không phải là sản phẩm của sự lựa chọn con đường CNXH, và để giải quyết
những ung nhọt này, giải pháp đúng đắn không phải là từ bỏ định hướng xã hội
chủ nghĩa, mà ngược lại, phải kiên định hơn nữa định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chỉ có thể giải quyết tận gốc vấn đề này với điều kiện phải tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, tăng cường vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán
bộ, đảng viên, tăng cường vai trò lãnh đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong
quản lý, điều hành xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là con đường
bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét