Trong thời kỳ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có ba
Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng
Dân chủ Việt Nam. Từ
năm 1988, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam tuyên bố ngừng hoạt
động, tại Việt Nam chỉ còn một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hiện tại theo Hiến
pháp của nước CHXHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất lãnh đạo toàn dân và
Nhà nước.
Theo Hiến pháp thì người dân Việt Nam bầu
ra Quốc hội là những người đại diện cho dân, các đại biểu Quốc hội sẽ bầu ra
chủ tịch nước và chính phủ. Tuy nhiên, do cơ chế quy hoạch và hiệp thương đại
biểu, nên có nhiều vấn đề trong việc lựa chọn ứng cử viên. Các ứng cử viên
thường nằm trong danh sách do trên quy hoạch đưa xuống. Do đó, đa số
Đại biểu quốc hội, cũng như các chức danh trong Chính phủ, quản lý cấp trung
ương tới địa phương đều là theo quy hoạch, là Đảng viên Đảng Cộng sản.
Trong Quốc hội đã có những tiếng nói phản
biện, nghi ngại về hiệu quả hoạt động của chính phủ. Đặc biệt sau những vấn đề
trong quản lý của Chính phủ (vụ Vinashin, vụ cho thuê rừng, vụ tham nhũng
PCI...), có nhiều tiếng nói của đại biểu yêu cầu thay đổi cơ chế quản lý hiện
nay trong kinh tế. Lần đầu tiên một đại biểu quốc hội yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu
tín nhiệm Chính phủ, yêu cầu Chính phủ xin lỗi nhân dân.
Trước đó, lần đầu tiên
Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam của
chính phủ, dù đã được coi là nghị quyết của Bộ Chính trị. Nhiều cán bộ cao cấp
lên tiếng đề nghị chính phủ thận trọng trong dự án Bauxite Tây Nguyên, ví dụ
như Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.
Một số tờ báo vạch rõ nguy cơ của việc
thiếu dân chủ, dân chủ hình thức qua đó kiến nghị những
giải pháp để Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở rộng dân chủ trong và ngoài
Đảng, trong bầu cử, trong lựa chọn lãnh đạo, trong ra quyết định.
Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm
đến dân chủ và tìm cách mở rộng, phát huy dân chủ ở Việt Nam, tuy nhiên họ cũng
nhìn nhận rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tâyđã sử dụng vấn đề dân chủ làm một chiêu
bài, "vũ khí" trong chiến lược Diễn biến hòa bình nhằm mục đích chuyển hóa, lật đổ, và
thay thế các nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Chính phủ
Việt Nam luôn nhấn mạnh việc không chấp nhận các lực lượng ngoại quốc lấy lý do
dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như việc một số cá
nhân trong nước "Đội lốt dân chủ" để tiến hành vu cáo, xuyên tạc, bóp
méo thông tin, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét