Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Phạm Đình Trọng – Người bán rẻ nhân cách

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Vậy mà, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Nổi lên gần đây có bài viết của Phạm Đình Trọng trên báo Tiếng Dân 15.3.2018. Nguyên là một nhà văn nhưng Phạm Đình Trọng đã “lú lẫn” và “bất nhất” trong các bài viết của mình về trận chiến Gạc Ma. Phạm Đình Trọng đã viết: Sự kiện Gạc Ma là sự “bất ngờ, mất cảnh giác” của Đảng và Nhà nước ta, là sự “dâng Gạc Ma cho Tàu Cộng”. Một đại tá Quân đội, chắc ông Phạm Đình Trọng hiểu rất rõ biển, đảo là chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm; là “tuyến đầu”, “cửa ngõ”, là bức tường thành vững chắc của Tổ quốc.

Câu nói xuyên tạc, bóp méo sự thật này đã cho mọi người thấy sự hằn học, thù hận, thậm chí “mù quáng” trong nhận thức của Phạm Đình Trọng. Chà đạp lên tinh thần quả cảm, anh dũng hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma, Phạm Đình Trọng viết: “64 chiến sĩ hải quân Việt Nam giữ Gạc Ma, tay nắm cán lá cờ Tổ quốc cắm trên cát đảo đã phải đưa thân ra hứng đạn của giặc, nhận lấy cái chết tan xác, bỏ lại đảo cho giặc làm chủ. Quân chết, đảo mất vì cái lệnh không cho người lính giữ đảo nổ súng. Đó là cái lệnh dâng Gạc Ma cho Tàu Cộng”.

Chúng ta cần khẳng định lại những sự thật sau:
Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Việt Nam đã không nổ súng trước, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam chỉ nổ súng sau để tự vệ.
Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.


Đáng lẽ, ông Phạm Đình Trọng đã có một cuộc sống khác, được nhiều người trân trọng nếu như ông bỏ được bản tính cơ hội, hám lợi của mình. Chính bản tính đó đã giết chết ông, đã biến ông từ một nhà văn, đại tá Quân đội trở thành một người ích kỷ và đểu cáng. Khi sự hận thù và cơ hội đã chiếm hết não trạng của ông Phạm Đình Trọng thì có lẽ chẳng có một sự khốn nạn nào bằng sự khốn nạn từ những lời ông Phạm Đình Trọng đã nói ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...