Gần
đây, trên một số trang blog xuất hiện những khái niệm, cụm từ lạc lõng nói về “xã hội dân sự”, “xã hội dân sự chánh trị”
hay “xã hội cộng đồng” cho rằng, xã
hội Việt Nam không có dân chủ.
Đây là
những giọng điệu xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam của các thế lực phản động, thù địch. Thực chất những người này họ đâu
có hiểu thế nào làdân chủ ở Việt Nam và dân chủ xã hội chủ nghĩa là như thế
nào.
Trong xã hội Việt Nam,
xã hội do nhân dân làm chủ là dân chủ vừa là mục tiêu,
động lực phát triển kinh tế - xã hội vừa là cơ chế
và phương thức để vận hành quyền lực của nhân dân trong quản
lý nhà nước và tổ chức đời sống xã hội.
Pháp luật của nước ta bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của mọi công dân; coi nhân dân là cội nguồn sức mạnh và là người nắm giữ quyền lựcNhà nước. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa mở rộng tức là khả năng thu hút, tạo
điều kiện để nhân dân ngày càng tham gia sâu sắc vào công việc của Nhà nước,
tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, hưởng quyền lợi và chủ động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.Dân chủ ở
Việt Nam là một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện đầy đủ nhất quyền của
nhân dân làm chủ đất nước, xã hội được hưởng các lợi ích chính đáng do luật
pháp của nhà nước bảo đảm, do vậyđây là nền dân chủ ý Đảng - lòng dân.
Đảng ta coi
đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
động lực của sự phát triển xã hội, coi phương châm "Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra" là biểu hiện cụ thể về thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân trong đời sống xã hội. Trong Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nhà nước đãquy
định rõ những việc,
những nội dung để nhân dân
được biết, được bàn, được quyết định, được làm, được kiểm tra. Đó thực sự là một
bước tiến trong việc thực hiện
quyền dân chủ trực tiếp và nâng cao chất lượng dân chủđại diện của nhân dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét