Trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thường xuyên
tuyên truyền, kích động, kêu gọi tán dương, cổ xúy cho quan điểm “đa nguyên, đa
đảng”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Mục tiêu của những luận điệu hô
hào, cổ xúy đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" không gì khác
là hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với cách mạng Việt Nam. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa
nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”;
chỉ có "đa nguyên, đa đảng" thì xã hội mới có dân chủ thực sự... Thực
chất của luận điểm trên là muốn gây ra những khó khăn trong quá trình phát
triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị-xã hội không ổn định, kinh
tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội nảy sinh và
ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận
điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với
những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn
lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây
nên sự phân tâm trong xã hội.
Lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm
qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy: Đảng Cộng sản Việt Nam
đã hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, sự tin cậy của
nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định đảm bảo
cho xã hội Việt Nam được từng bước phát triển bền vững vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay không phải là lựa chọn một đảng
hay đa đảng mà là phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Để tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, bảo đảm cho xã hội ngày càng phát triển bền vững theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế. Bài viết rất hay!
Trả lờiXóamục tiêu là xây dựng đất nước giàu mạnh, đa nguyên đa đảng không làm được điều đó
Trả lờiXóaSự ổn định và phát triển đất nước là minh chứng rõ nhất!
Trả lờiXóa