Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền dân chủ đầu tiên ở nước ta, tên nước được Người đặt là Việt Nam dân chủ
cộng hòa và Người giải thích ngắn gọn
rằng : “Nước ta là nước dân chủ, địa vị
cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu
ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”.
Theo
Bác, đối với nền dân chủ XHCN mà chúng ta đang xây dựng, phải nhận thức đúng
đắn rằng: Dân chủ phải luôn đi đôi với chuyên chính (mặt chính trị); dân chủ
phải đi đôi với kỷ cương (mặt pháp luật); dân chủ phải đi đôi với tập trung
(mặt lãnh đạo). Với phương pháp luận như thế, chúng ta thấy quan điểm về giải
pháp cơ bản và rất tổng hợp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra “Muốn chống quan
liêu phải dân chủ” thật là sâu sắc và chính xác. Phải có một đầu óc nhạy bén,
có trí tuệ đa diện mới đưa ra được một giải pháp xuất phát từ cách tiếp cận hệ
thống.
Chúng
ta có thể lướt qua tất cả những điều khác mà Bác đã nói về chủ nghĩa quan liêu,
để chỉ tập trung vào suy nghĩ xung quanh tư tưởng phải dân chủ của Người. Chúng ta đều biết, tư tưởng dân chủ của Hồ
Chí Minh rất sâu sắc, vừa hoàn chỉnh vừa hệ thống. Nó tiêu biểu cho khát vọng
sống và nhu cầu làm chủ xã hội cao của nhân dân ta trong thời đại mới. Trước
hết là quyền tối cao của nhân dân, của xã hội công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói “Địa vị của dân là cao nhất, vì nước ta là nước dân chủ”. Do đó, phải lấy
dân, lấy xã hội công dân làm điểm xuất phát. Vì có những điều chúng ta làm trái
quy luật, làm trái tâm lý, nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, khiến cho xã
hội của người dân trở thành vế thứ hai, bị đặt xuống hành thứ yếu trên thực tế.
Điều ấy sẽ đẻ ra cái tệ hại lớn nhất là chiếm quyền, lạm quyền và cửa quyền. Mà
như Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa cộng sản và bệnh ấu trĩ tả khuynh” đã dự
báo: Cửa quyền là một trong ba nguy cơ dẫn tới bại vong, đó là bệnh cậy quyền,
bệnh tham nhũng và bệnh dốt (dốt ở đây không phải là thiếu văn bằng, học vị mà
là không có khả năng hiểu đúng quy luật của thời thế). Gần đây Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể xã hội đã tiến hành quyết liệt để cải tiến về dân chủ trong
chính trị và kinh tế, trong văn hóa giáo dục, trong xã hội và tôn giáo.v.v.,
khiến cho bệnh quan liêu đã giảm đi rất nhiều. Song, vì sao nó vẫn tồn tại và
đang tác oai, tác quái khiến nhân dân rất đỗi lo âu ? Có thể nói ngay là: Những
cải tiến về dân chủ: như đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách hành
chính, cải tiến luật lệ, cải tiến hệ thống cán bộ, công chức..v.v. Song chưa đủ
độ để thay đổi về chất lượng của nền hành chính, nền kinh tế và văn hóa của
nước ta.
Trong
dân chủ, Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng giải pháp nâng cao dân trí, nếu coi bệnh
quan liêu trong mối quan hệ giữa bộ máy và chính quyền các ngành, các cấp với
xã hội của những con người và cộng đồng công dân nước ta hiện nay, thì vấn đề
nâng cao chất lượng con người là hết sức quan trọng. Dù dân trí nước ta chưa
cao trong đối sánh với khu vực và thế giới, nhưng chất lượng và trình độ xã hội
đã phát triển rất nhiều so với trước. Điều đó khiến cho sự cảm nhận về dân chủ,
yêu cầu được “Dùng quyền dân chủ, hưởng quyền dân chủ” trở nên cao hơn, phong
phú và phức tạp hơn. Mà sự phong phú và phức tạp chính là biểu hiện của sự tiến
bộ. Trong thế tương quan ấy, yêu cầu đối với thiết chế chính trị, nền hành
chính và đổi mới về trình độ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ cán
bộ, công chức phải được quan niệm như yếu tố tiền đề cho sự phát triển xã hội.
Thiết
kế cho được một kế hoạch tổng thể như là một chiến lược quốc gia để có một hệ
thống chính trị đổi mới, một hệ thống quyền lực nhà nước văn minh, dân chủ, mới
có thể đẩy lùi bệnh quan liêu tệ hại, làm cho năm tiêu chí của cách mạng Việt
Nam là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày càng trở
thành hiện thực trong thực tiễn xã hội với hệ quy chiếu của giá trị
chân-thiện-mỹ. Muốn có được bản thiết kế hữu hiệu và khả thi lại phải mở rộng
dân chủ, mời gọi nhiều tâm huyết, nhiều kế sách của toàn dân mới có được cái
tối ưu trong phòng chống bệnh quan liêu.
Suy
đi, tính lại, trăn trở mọi đường rồi cũng lại thấy tư tưởng phải dân chủ của Cụ Hồ Chí Minh như là
cái cẩm nang thần kỳ, mà trong xã hội còn nhiều bức xúc hôm nay nhất định toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân phải mở ra, để cách mạng Việt Nam tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội./.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét