Bước ngoặt của cách mạng
Việt Nam được đánh dấu từ khi có Đảng. Đảng ra đời đã lãnh đạo cách mạng nước
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo của
Đảng, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bác bỏ nhằm lật đổ vai
trò lãnh đạo của Đảng.
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đưa ra rất
nhiều luận điệu xuyên tạc của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống Đảng,
Nhà nước ta như: “Muốn Việt Nam thực sự dân chủ và phát triển cần thực hiện đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập ”, “không
có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền”... Đó là
những luận điệu phản khoa học nhằm “tấn công trực diện”, thường
xuyên vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Mục đích của các thế lực thù địch là thông
qua hoạt động phá hoại tư tưởng để tác động, nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin
của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của
Đảng, vào tính tất yếu về sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lôi
kéo các tầng lớp nhân dân vào con đường chống lại Đảng, hình thành nên các tổ chức,
lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới thiết lập cơ chế đa nguyên,
đa đảng.
Có thể thấy rằng, đây là một luận
điệu hết sức nguy hiểm, bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng
với dân chủ và phát triển. Với những người có nhận thức chính trị không vững
vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó cổ súy cho việc thiết
lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Việc nhận diện đầy đủ và đấu tranh
phản bác, thuyết phục, vạch rõ những điểm giả dối, phản cách mạng, phản khoa
học trong luận điệu “đa nguyên, đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển” là
vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng hiện nay. Để đấu tranh, phê phán luận điệu sai trái đó chúng ta cần nắm rõ
các luận cứ sau:
Thứ nhất, Việt Nam
hiện nay không cần thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị đa đảng đối lập. Thực tế đã
khẳng định: Ở Việt Nam, không có lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng
sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo
đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa sự nghiệp cách mạng đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.
Thứ hai, Dân chủ,
phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng và đa nguyên, đa đảng không
đồng nghĩa với sẽ có dân chủ và phát triển.
Mức độ dân chủ hay không dân chủ
của chế độ chính trị một quốc gia không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính
trị, không phụ thuộc vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm
quyền: Đảng cầm quyền đó đại diện cho quyền và lợi ích của ai và phục vụ, bảo
vệ quyền và lợi ích cho số đông hay số ít trong xã hội. Cho nên, ở quốc gia
nhất nguyên, một đảng, nhưng nếu đảng cầm quyền đó đại diện cho quyền và lợi
ích của đa số người dân, phục vụ và bảo vệ cho số đông thì quốc gia đó vẫn dân
chủ hơn các quốc gia dù đa nguyên, đa đảng mà ở đó các đảng không đại diện và
bảo vệ quyền lợi cho đông đảo người dân trong xã hội.
Thứ ba, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta luôn đề cao thực hành dân chủ.
Thứ tư, xã hội ổn
định bền vững và sự tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo – đây là vấn đề
cốt lõi của bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam hiện
nay, dưới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang đáp ứng tốt vấn đề này. Với
chế độ một đảng lãnh đạo, Việt Nam có điều kiện để giữ vững ổn định chính trị,
được đánh giá là một trong những nước có sự ổn định chính trị cao trên thế
giới. Đây là một điểm sáng và là yếu tố quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu
tư nước ngoài. Việt Nam hiếm khi xảy ra bất ổn chính trị hay khủng bố, bạo loạn
đường phố, đây là điều thường xảy ra ở quốc gia đa đảng do sự cạnh tranh quyền
lực.
Với những luận
cứ nêu trên, chúng ta hoàn toàn khẳng định rằng Việt Nam thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa không cần đa nguyên, đa đảng. Và với sự nỗ lực của cả hệ thống
chính trị, của nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình Đảng Cộng sản Việt
Nam, chắc chắn đất nước chúng ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét