CPI bình quân 10
tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% là điều kiện thuận lợi và có dư địa để kiểm soát
lạm phát cả năm 2021 dưới mục tiêu đề ra. Tuy nhiên hiện nay áp lực lên mặt
bằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục nhà nước định
giá, bình ổn giá là rất lớn do tác động từ cung cầu và khó khăn trong lưu thông
hàng hóa. Diễn biến kinh tế thế giới vẫn còn những bất ổn, lạm phát chung có xu
hướng tăng cao tại nhiều quốc gia, xu hướng tích trữ các mặt hàng nguyên, nhiên
liệu, vật tư chiến lược sẽ có tác động ảnh hưởng đến Việt Nam, đòi hỏi các Bộ,
ngành, địa phương tiếp tục tập trung nắm bắt, theo sát diễn biến thị trường,
không được chủ quan, lơ là và có các giải pháp điều hành phù hợp để tạo dư địa
cho năm 2022, đồng thời đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người sản xuất và người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đối với những vùng kinh tế khó
khăn, những đối tượng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính phủ quyết tâm
kiểm soát lạm phát dự kiến khoảng 2,0% để góp phần hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy
phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội, trong trường hợp bất thường dự
kiến cũng không vượt quá 2,5%, đảm bảo thực hiện mục tiêu do Quốc hội và Chính
phủ đề ra.
Đối với định
hướng công tác quản lý, điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2021 và
dự kiến cho năm 2022, đề nghị các Bộ, ngành địa phương tiếp tục đẩy mạnh quyết
liệt triển khai các biện pháp sau:
(1) Việc điều
hành kinh tế vĩ mô và công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện
một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường,
thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung
vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của
Chính phủ: vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện
cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Diễn biến giá
năng lượng toàn cầu ở mức cao khó lường là áp lực rất lớn cho công tác điều
hành giá xăng dầu trong nước những tháng cuối năm và sẽ tạo áp lực rõ ràng cho
năm 2022; giá một số mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất như sắt thép, phân bón,
thức ăn chăn nuôi… tiếp tục ở mức cao và đang có xu hướng tăng do nhu cầu thế
giới vẫn ở mức cao nhưng nguồn cung chưa thể đáp ứng. Một số mặt hàng tiêu dùng
lớn như gạo, thịt lợn, rau củ quả… cần phải cân đối được cung cầu gắn với khâu
sản xuất, lưu thông và tín hiệu thị trường về tiêu dùng để giữ bình ổn giá
trong dịp lễ, Tết cuối năm 2021, đồng thời tạo đà thuận lợi những tháng đầu năm
2022.
(2) Bộ Tài
chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ
động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp
lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; Qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát
mục tiêu, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng để phát
triển kinh tế. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình
hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền
tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu
lớn với nước ta để đề ra các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc
quản lý, điều hành giá, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép,
vừa phòng chống dịch, vừa tiếp tục phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Đối với mặt hàng
xăng dầu và mặt hàng điện: Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài
chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám
sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới; tiến hành kiểm tra giá mặt hàng
sản xuất điện để thực hiện công khai minh bạch về giá điện;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét