Gần đây, liên
quan đến đối tượng Phạm Thị Đoan Trang bị bắt giữ và xét xử do có những hành động
vi phạm pháp luật nhiều lần về tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nhiều cơ quan ngoại giao, tổ chức đã có những
đánh gia thiếu khách quan. Việc đánh giá này cần được nhìn nhận đúng, sai một
cách rõ ràng.
Điển hình như:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra “tuyên bố báo chí”, lên án và kêu gọi trả tự do cho Phạm
Thị Đoan Trang. Trong tuyên bố còn cho rằng, hành vi phạm pháp của Trang thể hiện
“nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và quản trị tốt ở Việt Nam”. Trong khi đó, một số tổ
chức lấy mác “quốc tế” cũng đưa ra các “giải thưởng nhân quyền” và nhắm vào Phạm
Thị Đoan Trang để tô vẽ hình tượng, trao giải, ví dụ như: tại Genève, Thụy Sĩ,
giải thưởng nhân quyền có tên Martin Ennals cũng ra thông cáo “xướng tên nhà
báo Phạm Thị Đoan Trang - nhà báo, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam, vừa bị
kết án 9 năm tù hồi tháng 12/2021” với mô tả: “Đoan Trang được vinh danh vì các
nỗ lực từ hơn 10 năm nay trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận
thông tin của người dân. Ban tổ chức giải thưởng nhấn mạnh các sáng kiến của
cô, bao gồm việc lập ra trang mạng thông tin nhân quyền và luật pháp Luật Khoa
tạp chí, Nhà xuất bản Tự Do”.
Thực chất, dù
tổ chức trao giải khác nhau nhưng đều có mẫu số chung khi cùng copy từ một
khuôn mẫu như những gì mà Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) hay Tổ chức phóng
viên không biên giới (RSF), tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ) đưa ra. Trước đó, các tổ
chức này đưa ra các thông cáo báo chí vu cáo Việt Nam là một trong những nước
giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới. Thông cáo của CPJ cho rằng, Việt Nam vi
phạm tự do báo chí nghiêm trọng và nêu yêu sách đòi Việt Nam phải “trả tự do
cho các nhà báo”! Những cái tên được CPJ xướng lên làm “ví dụ điển hình” cho
các nhà báo bị giam giữ như Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan
Trang, Trương Duy Nhất… Thực ra đây là luận điệu tái lặp của CPJ, RSF… khi có
những quy kết không đúng về tình hình nhân quyền của Việt Nam nói chung cũng
như tự do báo chí nói riêng.
Như thông cáo
trên, chỉ cần nhìn vào những cái tên trên đủ để thấy rằng CPJ xuyên tạc, bóp
méo vấn đề quyền con người ở Việt Nam như thế nào. Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường
Thụy, Phạm Thị Đoan Trang… dù trước đây từng có giai đoạn hoạt động tại một số
cơ quan báo chí, song do vi phạm pháp luật, họ đã bị kỷ luật, thay đổi công việc,
ở thời điểm bắt giữ thì họ không còn là những nhà báo hay phóng viên như CPJ
công bố. Trái lại, đó đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, bị bắt giữ và
xét xử theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, chúng
ta thấy dù giải thưởng và thông cáo báo chí được đưa ra với danh nghĩa của cơ
quan Nhà nước là Bộ Ngoại giao nhưng nội dung trong nhìn nhận, đánh giá cũng
sai lệch, tương tự với sự “tôn vinh giải thưởng” và thông cáo báo chí mà các tổ
chức như RSF, CPJ hay HRW đưa ra. Dễ nhận thấy, sự đánh giá về hành vi của Phạm
Thị Đoan Trang với danh nghĩa nhà báo với vấn đề nhân quyền, sự chỉ trích phiên
toà hay “nền dân chủ” trong các thông cáo này dường như vẫn là các bản copy của
nhau. Đây là điều không nên. Bởi lẽ, những tổ chức như RSF, CPJ hay HRW đã được
nhận diện rõ về động cơ, mục đích thù địch, chống phá Việt Nam, thường xuyên lấy
các vụ việc phạm pháp ở Việt Nam để chụp mũ dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí,
làm nguyên cớ để kích động chống phá đất nước
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét