Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

NVA39 - TRÒ HỀ CỦA BỌN CƠ HỘI CHÍNH TRỊ, PHẢN ĐỘNG “SẼ GIẢI CỨU CẢ BỘ NGOẠI GIAO KHỎI THAM NHŨNG”, “CON MẮT TINH ĐỜI”,

 

Trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua, nước ta đã chứng minh được với thế giới về tính ưu việt của chế độ XHCN, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và khả năng quản trị tốt của nhà nước ta. Thành công đó xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách và khả năng ứng phó thách thức của Đảng, Nhà nước ta, cùng những đặc điểm riêng có về truyền thống đoàn kết sức mạnh dân tộc đã giúp Việt Nam vượt qua Đại dịch toàn cầu. Đây chính những yếu tố mang tính then chốt để nước ta chiến thắng đại dịch Covid-19.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, căn cứ thực tiễn của đất nước, Chính phủ đã vận dụng nhuần nhuyễn mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Chính phủ đã sớm xác định được chiến lược cụ thể để kịp thời ứng phó. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Cùng với đó, Đảng và Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cũng thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch. Các hoạt động phòng, chống dịch không chỉ được thực hiện bởi ngành y tế, mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ trang, ngành ngoại giao, ngành tư pháp, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương. Với mục tiêu rõ ràng “vì sức khỏe của nhân dân”, các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ được nhân dân ủng hộ, chung tay thực hiện. Người dân không chỉ trực tiếp tham gia vào công tác chống dịch mà còn chủ động đẩy mạnh hưởng ứng các hoạt động an sinh xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra với phương châm “4 tại chỗ” gồm chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nhiều biện pháp hỗ trợ được ban hành và nhanh chóng đi vào cuộc sống, trong đó có những sáng kiến hay, cử chỉ đẹp như máy ATM phát gạo từ thiện dành cho người nghèo được đặt ở nhiều nơi thuận lợi cho người dân nghèo cần hỗ trợ và thông tin rộng rãi tới người dân về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, khẳng định rõ: Covid-19 không chỉ là một bệnh cúm, mà là một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy khuyến cáo mọi người không nên tự gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Không chỉ thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình dịch bệnh cho người dân và quốc tế trên báo chí, truyền hình, mà các bộ phận khác nhau của Chính phủ Việt Nam, như  Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương đều nhắn tin đến điện thoại di động của người dân trên cả nước về các triệu chứng nhiễm bệnh và biện pháp bảo vệ... Chính phủ cũng đã hợp tác với các dịch vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook... để cập nhật thông tin. Các thành phố treo áp phích nhắc nhở người dân nâng cao ý thức trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Soi chiếu tính hiệu quả của mô hình quản trị Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 với các tiêu chí của “quản trị quốc gia tốt” do Cơ quan Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đưa ra cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực sự phát huy được tính ưu việt của chế độ XHCN, vận hành hiệu quả hệ thống chính trị, phát huy hiệu quả trách nhiệm của Nhà nước trước các vấn đề cấp bách của xã hội.

Với mục tiêu vì sức khỏe, tính mạng nhân dân, thực hiện trách nhiệm đảm quyền “quyền được sống” của công dân Việt Nam, Chính phủ đã bố trí nhiều chuyến bay để đưa người Việt ở nước ngoài về Tổ quốc; người lao động, doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ giải quyết việc làm, cắt giảm chi phí, lệ phí… Công tác hỗ trợ và bảo hộ công dân Việt Nam luôn được Bộ Ngoại giao chú trọng và đặt ưu tiên hàng đầu. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nỗ lực thể hiện rõ vai trò là “tấm đệm” vững chắc giúp công dân Việt Nam an tâm tìm đến khi gặp phải khó khăn, vướng mắc. Kể khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện các lệnh phong tỏa trên diện rộng, hạn chế tối đa di chuyển, khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhiều Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền nước sở tại để cập nhật thông tin về tình hình người Việt và đưa ra khuyến cáo đối với công dân Việt Nam về tình hình dịch bệnh, “duy trì đường dây nóng bảo hộ công dân, thường xuyên cập nhật thông tin và giữ liên hệ với sinh viên và cộng đồng người Việt Nam ở sở tại”. Ngoài ra, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài “chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị tạo điều kiện cư trú và chăm sóc y tế cho công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết, phối hợp hỗ trợ công dân trong quá trình về nước”. Trong trường hợp công dân có nhu cầu về nước cấp bách, có thể đăng ký nguyện vọng thông qua các Cơ quan đại diện để tổng hợp, phối hợp với cơ quan chức năng sở tại và Việt Nam để lên phương án phù hợp hỗ trợ công dân.

Những thành quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua là sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19. Ấy vậy mà một bộ phận cán bộ Bộ Ngoại giao, Cục lãnh sự đã lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân “nhận hối lộ” diễn ra trong thời gian dài, nghi can “đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tốn thời gian điều tra, xác minh” (Theo phát ngôn Bộ Công An). Từ khi Covid-19 bùng phát, Việt Nam tổ chức gần 800 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Khi các chuyến bay được mở, nhiều người dân phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà.

Ngày 14/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ đối với ông Tô Anh Dũng (58 tuổi), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ trong khi thực hiện chuyến bay giải cứu. Bị bắt cùng tội danh có ông Phạm Trung Kiên (41 tuổi, Chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (43 tuổi, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Ngay khi vào cuộc điều tra, ngày 28/1, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt bà Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự) cùng ba thuộc cấp là Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Cục phó); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự). Cả bốn bị điều tra tội Nhận hối lộ. Hai tháng sau, bà Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) bị bắt với cáo buộc Đưa hối lộ.

Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng phản động. Điện hình, ngày 16/4/2022, trên trang blog VOA Tiếng Việt, đối tượng Trần Văn tán phát bài “Sẽ giải cứu cả Bộ Ngoại giao khỏi tham nhũng”, Ngày 16/4/2022, trên trang facebook Chân Trời Mới Meedia, đối tượng Phạm Minh Vũ tán phát bài “Con mắt tinh đời”, nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, vu cáo Đảng “lừa dân Việt”, tuyên truyền làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền các cấp, bôi nhọ, nói xấu công tác cán bộ, kích động gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng. Thủ đoạn của các đối tượng đã phần nào hé lộ cho chúng ta thấy rằng đây thực chất là một âm mưu chính trị hết sức thâm độc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.

Chúng ta cần khách quan nhìn nhận rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào cũng đều tồn tại tính chất hai mặt, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì vẫn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng chung quy không thể lấy các sự việc, hiện tượng đơn thuần để quy kết thành bản chất vấn đề, không thể dùng cái đơn lẻ để quy chụp thành hệ thống. Vì vậy, việc liên quan đến việc khởi tố, tạm giam về tội nhận hối lộ đối với ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và một số cán bộ ở Cục lãnh sự có liên quan với cáo buộc lợi dung sơ hở của chính sách để trục lợi cá nhân, “nhận hối lộ trong khi thực hiện chuyến bay giải cứu cũng không ngoại lệ, không thể gán ghép, suy diễn thành những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, đó càng không thể đại diện cho bản chất chế độ Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Nhìn thẳng vào thực tế, vào sự thật, có thể thấy rằng, quan điểm về phòng, chống tham nhũng của Đảng ta và cá nhân đồng chí Tổng Bí Thư rất nhân văn trong xử lý tội phạm tham nhũng là để giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính. Quan điểm đó đã được tuyệt đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ. Trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, lần thứ XII đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán trong công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay của Đảng là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội. Không chỉ bằng lời nói, cả hệ thống chính trị nước ta đã và đang rất quyết liệt trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng các quy định để quản lý, xác minh tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng; đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Đối với các vụ việc, vụ án sau khi được làm rõ, các cơ quan chức năng đều đã kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan thông tin, truyền thông để phản ánh, đăng tải để thông tin đến mọi người dân.

Chúng ta tin tưởng rằng với đường lối, quyết sách đúng đắn, Đảng, Nhà nước ta sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tham nhũng, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên quyết đấu tranh, lên án không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân ta. Mỗi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị ngộ nhận, dễ dàng mắc bẫy xúi giục của các thế lực thù địch hay vô tình tiếp tay cho chúng thực hiện việc chống phá Đảng, Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của nhân dân./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...